Trước khi xuất hiện các cơn đột quỵ thật sự, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng cảnh báo. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý tới vấn đề này. Vậy đâu là triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể nhận biết được. Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé!
06/09/2022 | Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và một số biện pháp dự phòng đột quỵ 06/07/2022 | Liệt kê các nhóm thuốc chống đột quỵ thường gặp và nguyên tắc khi sử dụng 07/03/2022 | Tại sao tình trạng đột quỵ ở giới trẻ có xu hướng gia tăng?
1. Đột quỵ nhẹ là tình trạng như thế nào?
Trước khi đưa ra các thông tin về triệu chứng đột quỵ nhẹ, cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ khái niệm như thế nào là đột quỵ nhẹ trước nhé!
Đột quỵ nhẹ có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu não thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu đến tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của các cơn đột quỵ nhẹ là sự cảnh báo cho một cơn đột quỵ thật sự có thể diễn ra trong tương lai.
Đột quỵ nhẹ là dấu hiệu cảnh báo cho 1 cơn đột quỵ thực sự
2. Triệu chứng
Theo các chuyên gia, các triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể kể đến như sau:
-
Chóng mặt là triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến nhất mà người bệnh hay gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác tối sầm mặt, váng đầu, hoa mắt, không nhìn rõ.
-
Huyết áp tăng một cách đột biến và cao hơn ngưỡng bình thường cũng là một trong những triệu chứng đột quỵ nhẹ. Huyết áp cao khiến người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là với người có tiền sử huyết áp cao từ trước.
-
Cơ bắp suy giảm, giảm sức vận động.
-
Xuất hiện các cơn tê bì chân tay kéo dài, thậm chí người bệnh có thể mất cảm giác.
-
Có dấu hiệu mất cân bằng cơ thể do ảnh hưởng của việc ngưng máu tới não khiến não bộ không thể xử lý hành động.
-
Trong nhiều trường hợp, thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra tình trạng bất tỉnh tạm thời đối với người bệnh.
-
Các triệu chứng đột quỵ nhẹ khác: mất trí nhớ tạm thời, mất hoặc giảm thị lực trầm trọng, khá phát âm, tâm trạng rối loạn,...
Các cơn chóng mặt là triệu chứng cơ bản của 1 cơn đột quỵ nhẹ
3. Yếu tố nguy cơ
Cùng với các triệu chứng đột quỵ nhẹ thì các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra bệnh lý cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, các yếu tố làm tăng nguy gây ra tình trạng đột quỵ phổ biến nhất gồm có:
-
Do các ảnh hưởng của tuổi tác. Trong đó, người có độ tuổi trên 55 tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ nhẹ.
-
Người bệnh có người thân trong gia đình đã từng gặp phải các cơn đột quỵ thực sự hoặc đột quỵ nhẹ trước đó.
-
Người bệnh có tiền sử bị đột quỵ.
-
Theo các nghiên cứu thì nam giới có tỷ lệ bị đột quỵ cao hơn nữ.
-
Người bệnh bị ảnh hưởng của các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tim mạch,... người bị béo phì, thừa cân.
-
Người thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng và stress có xu hướng kéo dài.
-
Người không có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
-
,...
Người làm việc căng thẳng, stress quá mức dễ mắc phải các cơn đột quỵ nhẹ
4. Các cơn đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?
Theo một số kết quả nghiên cứu, đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tới 20% tuổi thọ của người bệnh. Bên cạnh đó, đột quỵ nhẹ có thể là tiền đề cho các cơn đột quỵ thực sự sau khoảng 7 ngày.
Ngoài ra, các cơn thiếu máu não thoáng qua cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng về tim mạch - não bộ đối với cơ thể. Như vậy, không thể nói các cơn đột quỵ là hoàn toàn không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cơ thể.
Đột quỵ nhẹ hoàn toàn có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe
5. Chẩn đoán
Để chẩn đoán đột quỵ nhẹ, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện với các phương pháp như sau:
-
Xét nghiệm máu nhằm xác định lượng đường, nồng độ cholesterol có trong máu cùng các nguy cơ xơ vữa động mạnh có thể xảy ra.
-
Điện tim đồ với mục đích xác định các rối loạn nhịp tim hoặc rung nhĩ.
-
Siêu âm tim giúp kiểm tra các tổn thương có thể xảy ra ở van tim và các nguy cơ, biểu hiện suy chức năng tim.
-
Siêu âm hệ động mạch nhằm xác định các tổn thương hoặc tình trạng trở vữa động mạch của người bệnh,...
-
Siêu âm doppler cho sọ não để đánh giá lưu lượng tuần hoàn máu ở não, động mạch não.
-
Chụp CT xác định nguy cơ bị đột quỵ do ảnh hưởng của các khối u hoặc chấn thương tại não.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não là phương pháp có giá trị nhất để đánh giá các tổn thương về mạch máu não.
6. Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đột quỵ, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Trong đó ưu tiên rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm giàu omega-3 và các khoáng chất vi lượng.
-
Hạn chế sử dụng đồ có cồn, chất kích thích.
-
Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, căng thẳng kéo dài.
-
Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
-
Tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. Ưu tiên tập luyện với các bài tập tốt cho não bộ và tim mạch.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các tình trạng bất thường về sức khỏe não bộ
Trên đây là tổng hợp các triệu chứng đột quỵ nhẹ cũng như các thông tin tổng quát về bệnh lý. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và có các chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Dù là các cơn đột quỵ nhẹ nhưng tình trạng này vẫn được đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, để điều trị hiệu quả tình trạng cũng như ngăn ngừa các cơn đột quỵ thực sự có thể xảy ra, khi nhận thấy các triệu chứng của đột quỵ nhẹ, bạn nên thực hiện các thăm khám - kiểm tra một cách nhanh chóng nhất.
Nếu đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín để kiểm tra hay điều trị bệnh lý về thần kinh thì MEDLATEC là một địa chỉ mà bạn có thể tham khảo.
Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, các thiết bị y khoa hiện đại, qua đó mang đến những kết quả chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
Để được tư vấn thêm về các dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC vui lòng liên hệ 1900 56 56 56.