Giải phẫu não bộ và những điều cần lưu ý | Medlatec

Giải phẫu não bộ và những điều cần lưu ý

Não bộ là cơ quan điều khiển nhiều hoạt động của cơ thể. Giải phẫu não bộ là cách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc, hoạt động của cơ quan quan trọng này. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng này trong bài viết dưới đây.


31/05/2023 | Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
30/05/2023 | Nguyên nhân gây phù não là gì? Những triệu chứng của bệnh
30/05/2023 | Teo não - Căn bệnh liên quan đến thần kinh rất nguy hiểm
30/05/2023 | Chấn động não là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

1. Giải phẫu não và chức năng não

Não bộ là cơ quan thu nhận và xử lý những thông tin từ 5 loại giác quan(thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) trong cùng một thời điểm. Não bộ có thể kiểm soát được trí nhớ, hành vi, ngôn ngữ, liên quan mật thiết đến hệ thần kinh và rất nhiều hoạt động khác trong cơ thể.

Bộ não có cấu tạo rất phức tạp

Bộ não có cấu tạo rất phức tạp

Có thể nói rằng, cấu trúc của bộ não rất phức tạp. Dưới đây là thông tin chi tiết về giải phẫu não bộ:

- Giải phẫu màng não: 

Đây là phần bọc ngoài của não bộ với chức năng bảo vệ hộp sọ tránh khỏi những tổn thương khi va chạm. Màng não cũng liên quan chặt chẽ đến hệ thần kinh trung ương nên những tổn thương màng não đều rất nghiêm trọng. 

Màng não gồm có:

+ Màng cứng: Là lớp ngoài cùng bao gồm mô liên kết cứng và xơ. Màng cứng lại chia thành lớp màng đáy bên ngoài và lớp màng não bên trong. Lớp màng não cũng hình thành các nếp gấp để phân chia khoang khoang riêng biệt phân thành những khu khác nhau của não bộ. 

+ Màng nhện: Là lớp bao phủ não bộ và tủy sống, chính là phần kết nối giữa màng cứng và màng mềm. Khoang dưới nhện là nơi mà các mạch máu và những dây thần kinh đi qua não, hấp thu dịch não tủy.

+ Màng mềm: Lớp màng mỏng này nằm ở bên trong và bảo phủ phần vỏ não, tủy sống. 

- Phần đại não: Gồm có bán cầu đại não trái và não phải. Rãnh ngăn giữa 2 bán cầu não này được gọi là khe nứt liên vùng. 

Mỗi bán cầu não lại được chia thành những thùy não có chức năng khác nhau. 

+ Thùy trán: nằm ở phía trước não bộ và điều khiển các hoạt động vận động, giải quyết tình huống, khả năng phán đoán và kiểm soát cảm xúc. 

+ Thủy đỉnh: Thu nhận và xử lý thông tin từ bộ phận cảm giác. Vị trí của thùy đỉnh là nằm ngay sau thùy trán. 

 + Thùy thái dương: Có chức năng ghi nhớ trực quan, hiểu về cảm xúc và ngôn ngữ. Vị trí của thùy thái dương là nằm ở 2 bên của phần đầu và nằm ngang với tai. 

+ Thùy chẩm: Ở phía sau đại não và giúp con người có khả năng đọc và hiểu từ ngữ hay những thông tin liên quan đến tầm nhìn.

- Phần tiểu não: Vị trí của tiểu não là phần sau của não bộ. Có chức năng quan trọng trong những chuyển động chủ động, giúp cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng. 

- Não trung gian: Bao gồm:

+ Đồi thị: Có vai trò giống như một trạm chuyển tiếp để những tín hiệu đã thu nhận được sẽ tiếp tục tiến sâu vào não bộ. 

+ Biểu mô: Là bộ phận có liên quan mật thiết đến những yếu tố như cảm xúc, hành vi và trí nhớ dài hạn. 

+ Vùng dưới đồi: Rất quan trọng trong việc cân bằng nội môi, thực hiện những nhu cầu sinh lý của cơ thể, đặc biệt là chu kỳ đi vào giấc ngủ, thức giấc, điều hòa nhiệt độ, kiểm soát thèm ăn, điều hòa sản xuất hormone,…

Bộ não giúp con người có thể ghi nhớ được nhiều thông tin

Bộ não giúp con người có thể ghi nhớ được nhiều thông tin

- Thân não: Bao gồm: 

+ Não giữa: Là bộ phận liên quan nhiều đến thính giác và thị giác. 

+ Cầu não: Là phần nằm dưới não giữa và có kích thước lớn nhất trong thân não. Tại đây có những dây thần kinh sọ não với nhiều chức năng khác nhau liên quan đến cử động, cảm giác và một số cấu trúc khác vùng đầu mặt. 

+ Tủy não: Có vai trò kiểm soát chức năng tim phổi và vị trí của nó thấp nhất trong cấu tạo não bộ. 

 2. Một số triệu chứng khi mắc các bệnh về não

Khi não bộ bị tổn thương chẳng hạn như chấn thương não, tai biến mạch máu não, u não, rối loạn thoái hóa thần kinh,... người bệnh có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:

- Chấn thương não: Khi xảy ra chấn thương não, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số vấn đề như đau đầu, liên tục nôn, chóng mặt, không xác định được phương hướng, mệt mỏi, buồn ngủ, nói ngọng chậm nói, nói ngọng, giãn đồng tử, chảy dịch ở tai và mũi, có hiện tượng co giật, suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, nghe như có tiếng chuông bên tai, tâm lý người bệnh không ổn định,…

Đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh về não

Đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh về não

- Chấn thương mạch máu não có thể gây ra một số triệu chứng như đau đầu đột ngột và cơn đau dữ dội, người bệnh không nói được, không nhìn được, rơi vào tình trạng hôn mê, liệt,…

- U não: Những triệu chứng của bệnh rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như buồn nôn, di chuyển khó khăn, mất tập trung, co giật,…

- Thoái hóa thần kinh với một số triệu chứng như không thể giữ thăng bằng cơ thể, tâm lý không ổn định,…

- Một số bệnh liên quan đến tâm thần như tình trạng mặc cảm, lo sợ, chán nản, hoang tưởng, ảo giác, hay cáu gắt,…

3. Một số phương pháp giúp cải thiện sức khỏe não bộ

Để tăng cường sức khỏe não bộ, bạn nên thực hiện một số phương pháp dưới đây: 

- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ chẳng hạn như các loại cá béo, quả việt quất, các loại rau lá xanh,… Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nhiều đường và các chất phụ gia để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và ghi nhớ của não bộ.

- Ngủ đủ giấc để bộ não có thời gian lưu trữ những thông tin mới và đào thải những chất độc hại ra bên ngoài. 

Học đàn cũng là cách cải thiện sức khỏe não bộ rất hiệu quả

Học đàn cũng là cách cải thiện sức khỏe não bộ rất hiệu quả

- Không ngừng học hỏi để não bộ luôn nhạy bén và phát triển tốt. Học một loại ngôn ngữ mới hay học nhạc cụ chính là những phương pháp rất hữu ích trong việc kích thích não bộ, dù bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. 

- Duy trì sự tương tác và hỗ trợ xã hội để thúc đẩy giải phóng các chất hóa học thần kinh và giúp cho bộ não của bạn luôn nhạy bén. 

- Thường xuyên tập thể dục để cải thiện tuần hoàn, giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn, phòng tránh suy giảm nhận thức. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, đạp xe, chèo thuyền, leo núi,… và tập luyện với cường độ phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.

Trên đây là thông tin về giải phẫu não, chức năng của não, các triệu chứng khi não bị tổn thương và một số phương pháp giúp cải thiện sức khỏe não bộ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời, phòng tránh những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp