Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não? | Medlatec

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?


09/06/2023 | Giải phẫu não bộ và những điều cần lưu ý
31/05/2023 | Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
30/05/2023 | Teo não - Căn bệnh liên quan đến thần kinh rất nguy hiểm

1. Cấu tạo của tiểu não

Tiểu não nằm ở sau hộp sọ, sau thân não, phía dưới thùy thái dương và chẩm. Đây là phần cấu trúc lớn nhất của não sau. Khi quan sát bộ não, có thể thấy tiểu não giống như một cấu trúc nhỏ và tách riêng với não, nằm ở phía dưới bán cầu não. 

Vị trí của tiểu não

Vị trí của tiểu não

Tuy chỉ chiếm rất ít (khoảng 10%) tổng khối lượng của não nhưng tiểu não chính là cơ quan rất quan trọng vì có chứa hơn một nửa trong tổng số lượng tế bào thần kinh của não bộ. 

Cấu tạo của tiểu não gồm có 3 phần là nguyên tiểu não, tiểu não cổ và tiểu não mới. Trong đó: 

- Nguyên tiểu não: Là bộ phận có quan hệ rất mật thiết đến tiền đình, hành não. Nhờ có bộ phận này mà có thể đảm bảo các cơ hoạt động và giữ thăng bằng cơ thể một cách dễ dàng. 

- Tiểu não cổ: Đây là bộ phận của tiểu não có thể tiếp nhận thông tin từ tủy sống để giúp chúng ta phát triển cảm giác- rất cần thiết trong việc điều hòa cơ thể và giữ thăng bằng cơ thể.

- Tiểu não mới là bộ phận phát triển cuối cùng trong bộ não và chỉ xuất hiện trong bộ não con người.

2. Tiểu não có chức năng gì?

Tiểu não có vai trò quan trọng trong các hoạt động sau của cơ thể: 

- Điều hòa các chuyển động chủ động

Có thể nói rằng, chuyển động là một quy trình rất phức tạp và chỉ một nhóm cơ thì không thể thực hiện được. Để có thể chuyển động, nhiều nhóm cơ trong cơ thể cần có sự phối hợp nhịp nhàng.

Tuy rằng, tiểu não không phải là nguồn gốc hay là cơ quan duy nhất điều khiển mọi chuyển động trong cơ thể. Tuy nhiên, tiểu não lại có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của các nhóm cơ, phát tín hiệu để các nhóm cơ cùng tham gia vào chuyển động và có sự phối hợp nhuần nhuyễn, ăn ý với nhau.  Từ đó khiến cho bạn có thể chủ động chuyển động và chuyển động  một cách dễ dàng. 

Tiểu não có vai trò quan trọng trong các chuyển động chủ động của cơ thể

Tiểu não có vai trò quan trọng trong các chuyển động chủ động của cơ thể

- Cân bằng và tư thế

Đây cũng là yếu tố rất quan trọng. Tiểu não giúp chúng ta có thể cân bằng và thực hiện các tư thế khác nhau. Chẳng hạn, khi bạn uống bia rượu, những thành phần có trong bia rượu sẽ nhanh chóng tác động đến não và tiểu não. Điều này sẽ dẫn tới sự gián đoạn trong hoạt động của tiểu não và ảnh hưởng đến khả năng phối hợp và vận động của cơ thể. Đó cũng chính là lý do vì sao người bị say rượu không thể đi trên một đường thẳng, không thể giữ nguyên một tư thế cân bằng. 

- Học tập vận động 

Có nhiều kỹ năng vận động mà bạn không thể có được một cách tự nhiên mà bạn cần phải học tập để cải thiện kỹ năng này. Tiểu não sẽ là bộ phận giúp bạn học tập và cải thiện một số kỹ năng vận động. 

Chẳng hạn, bạn không thể tự nhiên biết đi xe đạp, tự nhiên biết đánh bóng chày,… Đầu tiên, bạn cần làm quen, tập luyện thử, đôi khi phải ngã vài lần,… Chăm chỉ tập luyện, bạn sẽ có thể thực hiện đi xe đạp dễ dàng và tự tin hơn với thử thách chơi bóng chày. Có thể hiểu đơn giản là tiểu não đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta có thể học tập và thực hiện thêm nhiều kỹ năng vận động mới một cách dễ dàng, liền mạch. 

3. Tổn thương vùng tiểu não có thể gây ra những biểu hiện gì?

Tiểu não có thể gặp vấn đề vì nhiều lý do, chẳng hạn như xuất hiện nhiều khối u trong tiểu não, bị vi khuẩn xâm nhập hoặc do bệnh nhân gặp phải một số sang chấn tâm lý. Khi bị tổn thương tiểu não, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

- Khả năng kiểm soát và phối hợp cơ bắp kém rõ rệt, rất khó giữ thăng bằng. 

- Phán đoán sai thông tin.

- Đi lại, di chuyển và thực hiện các tư thế rất khó khăn. Run rẩy chân tay.

Tổn thương tiểu não có thể gây <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dot-quy-la-gi-nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-nhu-the-nao-s195-n18170'  title ='đột quỵ'>đột quỵ</a>

Tổn thương tiểu não có thể gây đột quỵ

- Nói chậm hoặc rất khó nói, nói lắp và nói nhỏ. 

- Nhãn cầu bị giật. 

- Đau đầu, chảy máu não, thậm chí là đột quỵ

- Nhiễm trùng.

4. Bảo vệ tiểu não bằng cách nào?

Bảo vệ sức khỏe tổng thể của não bộ chính là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh những tổn thương vùng tiểu não. Dưới đây là một số phương pháp bảo vệ tiểu não mà bạn có thể áp dụng: 

- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá: Những chất độc hại trong khói thuốc không chỉ gây hại cho phổi mà còn gây ra những tác hại đến nhiều cơ quan khác, trong đó bao gồm não bộ. Người hút thuốc lá có nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu và tình trạng đột quỵ, vô cùng nguy hiểm. Do đó, hãy bảo vệ não bộ, bao gồm tiểu não bằng cách loại bỏ thuốc lá. 

Loại bỏ bia rượu, thuốc lá để bảo vệ tiểu não

Loại bỏ bia rượu, thuốc lá để bảo vệ tiểu não

- Hạn chế sử dụng rượu bia: Uống quá nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, gây tổn thương não và tăng nguy cơ đột quỵ.

- Tập thể dục: Thường xuyên vận động thể chất là thói quen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, tập thể dục mỗi ngày còn giúp bạn có một trái tim và bộ não khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ. Bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và tập trong khoảng 5 buổi/ tuần. Bên cạnh đó, cần lưu ý lựa chọn những bài tập yêu thích và phù hợp với thể trạng của mình. Không nên tập quá sức để gây phản tác dụng.

- Bảo vệ đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hộ khi lao động, khắc phục một số vị trí có thể gây nguy hiểm trong không gian sống để hạn chế nguy cơ chấn thương vùng đầu. Người già và trẻ nhỏ cần lưu ý khi lên xuống bậc thang để tránh vấp ngã. 

Trẻ em rất hiếu động và dễ bị vấp ngã khi vui đùa, do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ và thường xuyên hướng dẫn, khuyên nhủ các con để hạn chế xảy ra chấn thương khi vui đùa hay chơi thể thao. 

Nếu cần tìm hiểm thêm thông tin về cấu tạo của tiểu não, những vấn đề sức khỏe hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp