Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và một số biện pháp dự phòng đột quỵ | Medlatec

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và một số biện pháp dự phòng đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Nếu được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ có cơ hội được cứu sống và giảm nguy cơ về các di chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn nhận biết về dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và một số lưu ý giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.


31/03/2022 | Tại sao nguy cơ đột quỵ ngày Tết lại cao hơn so bình thường
07/03/2022 | ​Tại sao tình trạng đột quỵ ở giới trẻ có xu hướng gia tăng?
26/02/2022 | ​Bật mí nguyên nhân gây đột quỵ ở giới trẻ và cách phòng ngừa
14/02/2022 | Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

1. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần  

Cơn thiếu máu thoáng qua thường khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nó chính là một triệu chứng cảnh báo đột quỵ, thậm chí cũng có thể coi những cơn thiếu máu này là cơn đột quỵ nhẹ. 

Đột quỵ có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Đột quỵ có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Những cơn thiếu máu diễn ra rất nhanh chóng, thường chỉ trong khoảng từ 10 đến 20 phút, gần như không kéo dài quá 1 giờ và không để lại di chứng. Do đó, nhiều người chủ quan và bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này. 

Trên thực tế, một số bệnh nhân bị đột quỵ sau trong vòng 3 tháng tính từ khi xảy ra những cơn thiếu máu thoáng qua. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bị đột quỵ sau khoảng 1 tuần, nghĩa là cơn thiếu máu thoáng qua chính là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần. Cụ thể, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như sau: 

- Có cảm giác nặng, tê, yếu, thậm chí liệt một bên tay chân.

- Bị méo miệng, liệt một bên mặt. 

- Người bệnh lừ đừ,… có những thay đổi về tri giác, thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê. 

- Thay đổi dáng đi, suy giảm khả năng phối hợp vận động.

- Nói khó, rối loạn giọng nói, một số trường hợp còn không thể nói chuyện được. 

- Người bệnh bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu. 

- Xảy ra những cơn đau đầu nhẹ. 

- Rối loạn trí nhớ.

- Co giật.

Méo miệng là dấu hiệu đột quỵ

Méo miệng là dấu hiệu đột quỵ

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không mắc những triệu chứng điển hình hoặc những biểu hiện không rõ ràng. Nhiều bệnh nhân bị tê yếu chân tay nhưng không nhận ra. Họ chỉ nhận ra khi gặp phải một số tình huống như: Đánh rơi đũa khi đang ăn cơm, viết nguệch ngoạc, không thể kiểm soát được khả năng vận động của tay. 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, khi đang trong cuộc trao đổi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe của bản thân thì đột ngột bị đớ lưỡi, không nhớ tên của những người thân,…

Một số trường hợp bệnh nhân diễn ra lại cơn chóng mặt giống như bạn đang ở trong căn phòng và đột ngột bị cúp điện. Tuy nhiên, ngay sau đó, cơ thể lại trở về trạng thái bình thường. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ. 

Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bạn có tiền sử về các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và kèm theo những dấu hiệu trên thì càng cần phải thận trọng với những cơn đột quỵ. 

2. Phương pháp xử trí đối với bệnh nhân đột quỵ

Khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ sọ não để xác định rõ tình trạng của người bệnh. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để đánh giá mức độ bệnh, một số bệnh lý đồng mắc và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Nên cẩn trọng với những cơn thiếu máu thoáng qua

Nên cẩn trọng với những cơn thiếu máu thoáng qua

Đối với những người bệnh bị đột quỵ dạng nhồi máu não, phương pháp thường được áp dụng là dùng thuốc để làm tan cục máu đông, nếu cần thiết có thể can thiệp thủ thuật để lấy huyết khối. 

Tuy nhiên thời gian lý tưởng trong điều trị chỉ trong vòng 4,5 giờ - được tính từ khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của đột quỵ đến khi đưa vào bệnh viện. Đây là khoảng thời gian mà các tế bào não chưa hoại tử hoàn toàn và não bộ có thể tái tưới máu trở lại, những triệu chứng bệnh cũng có thể được cải thiện. 

Sau thời gian 4,5 giờ, khả năng đột quỵ hồi phục gần như không còn. Chính vì thế, đối với những bệnh nhân đột quỵ, thời gian chính là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định về cơ hội sống và mức độ hồi phục của người bệnh. Chỉ cần nhanh một phút, bạn cũng có thể bảo vệ được 2 triệu tế bào thần kinh. 

3. Những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ

Tình trạng đột quỵ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp dù may mắn được cứu sống nhưng vẫn phải đối mặt với những di chứng nặng nề, đồng thời chi phí điều trị cũng rất cao. Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểu những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, mỗi chúng ta cũng nên quan tâm đến các phương pháp phòng ngừa đột quỵ. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: 

- Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao rất nguy hiểm vì có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát ổn định huyết áp là rất quan trọng, nhất là đối với những người có bệnh tăng huyết áp

- Kiểm soát đường huyết: Tiểu đường là bệnh có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Vì thế, bệnh nhân cần kiểm soát tốt lượng đường huyết để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. 

- Kiểm soát mỡ máu và lượng cholesterol máu. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm những vấn đề về sức khỏe

Thăm khám sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm những vấn đề về sức khỏe

- Không hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ra những bệnh về phổi mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó thói quen hút thuốc lá cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Vì thế, hãy từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe của bạn. 

- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, nên ăn nhiều rau, củ, quả và hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc đồ ngọt. 

- Thường xuyên vận động thể chất để nâng cao sức khỏe. 

- Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật. 

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp hiệu quả để phát hiện nhiều bệnh lý, bao gồm cả tình trạng đột quỵ để có phương pháp khắc phục kịp thời. 

Để được tìm hiểu thêm về đột quỵ hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ tới đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp