Rối loạn tiền đình là một hội chứng có thể khiến người bệnh trải qua các triệu chứng như hoa mắt, quay cuồng, chóng mặt, mất cân bằng về tư thế, buồn nôn, đi đứng loạng choạng, ù tai,... Rối loạn tiền đình uống thuốc gì là mối quan tâm của nhiều người và bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những loại thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng này.
09/12/2022 | Thuốc rối loạn tiền đình - Giải pháp cho người chóng mặt kinh niên 31/10/2022 | Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 31/03/2022 | Rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến hiện nay
1. Tổng quan về hội chứng rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình là do hệ thần kinh điều khiển để giữ thăng bằng cho cơ thể chúng ta những khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác như cúi người, xoay người,... Hội chứng rối loạn tiền đình có thể khiến bệnh nhân bị buồn nôn, nôn, chóng mặt và mất khả năng giữ thăng bằng.
Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó những đối tượng sau đây được cho là có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này:
-
Ngồi lâu dưới điều hòa và thường xuyên làm việc với máy tính;
-
Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Điều này gây chèn ép vào động mạch khiến lưu lượng máu vận chuyển tới não bị thiếu hụt gây rối loạn tiền đình;
-
Môi trường làm việc luôn căng thẳng, áp lực, không gian chật hẹp và ồn ào.
Thường xuyên làm việc với máy tính có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình
Bệnh nhân khi có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình thì tốt nhất nên đi khám để xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Để kiểm soát hội chứng này, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau cho bệnh nhân:
-
Điều trị bằng thuốc;
-
Phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động cho người bệnh;
-
Áp dụng chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý;
-
Hạn chế sử dụng rượu bia, tránh xa thuốc lá và chất kích thích.
2. Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình thường được sử dụng trên lâm sàng:
2.1. Thuốc kháng histamin
Tác dụng của các thuốc kháng histamin đó là giúp giảm thiểu các chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt,... những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình. Trong đó thuốc Cinnarizin thuộc nhóm thuốc Histamin thế hệ 1 thường được dùng để hạn chế các triệu chứng ù tai, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về các tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa và buồn ngủ do loại thuốc này gây ra. Vì thế bạn nên dùng thuốc sau khi đã ăn no, không nên dùng trong khi vận hành máy móc hay lái xe.
Ngoài Cinnarizin thì bệnh nhân rối loạn tiền đình cũng có thể dùng sang các thuốc khác là Dimenhydrinate và Promethazine. Các thuốc này đều có công dụng chung là hạn chế tình trạng nôn mửa, chóng mặt nhưng cùng có chung tác dụng phụ với Cinnarizin.
2.2. Thuốc ức chế calci
Thuốc ức chế calci thường được chỉ định trong điều trị rối loạn tiền đình là Flunarizin. Thuốc giúp kiểm soát các cơn chóng mặt và đau đầu khá hiệu quả nhưng có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hệ thần kinh, tăng nguy cơ trầm cảm và cần cẩn trọng khi cho bệnh nhân Parkinson sử dụng loại thuốc này.
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân
2.3. Thuốc hướng tâm thần điều trị chóng mặt
Acetyl leucin được áp dụng trong việc kiểm soát các cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình, giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên Acetyl leucin lại chứa các thành phần có khả năng tương tác với những thuốc khác nên trước khi điều trị bằng thuốc này, người bệnh cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ và thông báo về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
2.4. Thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu não
Để gia tăng lưu thông và tuần hoàn máu não, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc chứa piracetam, ginkor giloba dạng uống. Ngoài ra nếu bị đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt nhiều thì một số loại thuốc tiêm có thể giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu này, điển hình là thuốc steroids, gentamicin,...
2.5. Nhóm thuốc Benzodiazepines
Lorazepam, Diazepam là các thuốc thuộc nhóm Benzodiazepines có công dụng hỗ trợ an thần, giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo lắng và xoa dịu cơn chóng mặt do tiền đình. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây lệ thuộc và nhờn thuốc.
3. Khi điều trị rối loạn tiền đình cần lưu ý những gì?
Điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc cần phải thận trọng và để hạn chế những tác dụng phụ do thuốc gây ra cũng như nâng cao hiệu quả điều trị thì bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây:
-
Nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh tình trạng kích ứng dạ dày;
-
Trong quá trình điều trị không được dùng rượu bia hay chất kích thích;
-
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ, đối tượng dị ứng hay quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người vận hành máy móc, lái xe cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình;
-
Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động trị liệu hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh;
-
Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần đi khám ngay, ví dụ như đau đầu kèm chóng mặt đột ngột, nói khó, nhìn đôi, giảm thị lực và thính lực, đau tức ngực, mất định hướng về không gian và thời gian,... Bởi vì đôi khi đây không đơn thuần là dấu hiệu của rối loạn tiền đình mà có thể là lời cảnh báo của những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch, đột quỵ, Parkinson,...
Một số cách điều trị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không tích cực điều trị thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại, vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó bệnh nhân nên áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh những căng thẳng, lo âu quá độ, không nên ngồi quá lâu ở một vị trí và sử dụng thuốc cũng như tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Nếu bạn vẫn đang bị chứng rối loạn tiền đình làm phiền thì hãy liên hệ ngay qua tổng đài 1900 56 56 56. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các chuyên gia Khoa Thần Kinh và tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại MEDLATEC.