Cách cải thiện mề đay mạn tính | Medlatec

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.


22/06/2023 | Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục
25/04/2022 | 5 cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà an toàn, hiệu quả
25/04/2022 | Phân loại mề đay và các cách trị nổi mề đay an toàn

1. Tìm hiểu về nổi mề đay mạn tính

Dựa vào thời gian diễn biến, tình trạng mề đay được chia làm 2 thể là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. 

Đối với thể cấp tính, thời gian diễn biến của bệnh là dưới 6 tuần. Bệnh có thể khỏi trong thời gian ngắn nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Đối với thể mạn tính, thời gian diễn biến của bệnh là trên 6 tuần. Các triệu chứng kéo dài trong thời gian dài, có thể là vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Và mề đay mạn tính được chia làm 3 loại:

  • Mề đay mạn tính tự phát: tình trạng này thường do các yếu tố kích thích như căng thẳng thần kinh, thuốc điều trị và nhiễm trùng gây nên.

  • Mề đay do bệnh lý tự miễn: tình trạng mề đay thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn.

  • Mề đay mạn tính cảm ứng: bệnh thường xuất hiện khi gặp các yếu tố khởi phát như tiếp xúc với vật quá nóng hay quá lạnh; hoạt động mạnh; gặp chấn thương; cào gai, ma sát nhiều; tiếp xúc với ánh nắng quá lâu.

Tình trạng mề đay diễn biến trên 6 tuần được gọi là mề đay mạn tính

Tình trạng mề đay diễn biến trên 6 tuần được gọi là mề đay mạn tính

2. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mạn tính

Bạn bị nổi mề đay mạn tính cảm ứng có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Cào, gãi, chà xát: người bệnh sẽ có biểu hiện da sần sùi, nặng hơn là phù mạch, ngứa rát; ở những vùng ma sát tự nhiên của cơ thể như giữa 2 đùi và nách sẽ xuất hiện các vạch trên da.

  • Do chịu sự kích thích rung: bạn sẽ xuất hiện một số biểu hiện của mề đay như sần sùi, phù mạch, ngứa ngáy ở lòng bàn tay khi cầm vô lăng lái xe, hoặc cầm máy cắt cỏ.

  • Mề đay xuất hiện do kích thích áp lực: ở vị trí phải chịu áp lực chậm như sưng tay khi xách đồ nặng, vị trí đeo ba lô, vị trí tựa ghế, thắt lưng quá chặt có thể xuất hiện mẩn đỏ, phù nề,...

  • Do tiếp xúc với các vật có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

  • Mày đay xuất hiện ở vùng da đỏ do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

  • Do thực hiện các hoạt động khiến thân nhiệt tăng cao nhưng làm việc nặng, tập thể dục, tắm nước nóng.

  • Tâm trạng quá xúc động.

  • Do đồ ăn quá cay nóng hoặc ăn phải thức ăn gây dị ứng.

  • Do tiếp xúc với nước.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay

Tuy nhiên, đa phần tình trạng mề đay mạn tính (khoảng 80%) đều không xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, đó gọi là mề đay mạn tính tự phát.

3. Cách cải thiện tình trạng mề đay ngay tại nhà

Tình trạng mề đay không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nên cải thiện tình trạng mề đay bằng những cách dưới đây:

Tránh tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh

Để cải thiện tình trạng mề đay, việc quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể xác định thông qua việc kiểm tra các yếu tố bất thường mà bạn đã tiếp xúc gần đây như ánh nắng mặt trời, thay đổi thuốc điều trị, tâm trạng căng thẳng, các loại vi khuẩn, vi rút,... Sau khi đã xác định được thì bạn cần tránh xa các nguyên nhân đó.

Thông thường, sau khi tránh tiếp xúc với xác yếu tố gây bệnh thì tình trạng mề đay sẽ được cải thiện và biến mất trong 24 giờ. Ngược lại, nếu không thực hiện cách ly với các yếu tố đó, tình trạng mề đay không những không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn, một số triệu chứng mà bạn có thể gặp phải như khó thở, chóng mặt, sưng mặt, môi,... Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây nổi mề đay

Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây nổi mề đay

Chống ngứa

Ngứa là một trong những biểu hiện tiêu biểu của tình trạng mề đay. Khi ngứa, người bệnh thường có thói quen gãi, tuy nhiên việc gãi sẽ khiến tình trạng mề đay lan rộng và làm tổn thương da. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên sử dụng các cách giảm ngứa như là tắm với nước mát, baking soda, bột yến mạch,...

Đây là một cách hiệu quả để giúp bạn giảm ngứa, giảm triệu chứng của tình trạng mề đay.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu cho các trường hợp ngứa da, dị ứng, nổi mề đay hiệu quả. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng túi chườm hoặc dùng 1 chiếc khăn bọc đá để chườm. Lưu ý, bạn chỉ nên thực hiện không quá 10 phút nếu không da sẽ bị bỏng lạnh. Hãy kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày cho đến khi tình trạng mề đay không còn quá nghiêm trọng.

Nha đam

Nha đam là một nguồn mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều chị em lựa chọn. Đồng thời, đây cũng là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm dưỡng da. Bởi trong nha đam có nhiều dưỡng chất tốt, đặc biệt là vitamin E có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm ngứa ngáy cho da. Rất phù hợp cho việc cải thiện tình trạng mề đay.

Nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả

Nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả

Có thể thấy rằng, mề đay mạn tính tuy là tình trạng phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để cải thiện mề đay, bạn có thể tham khảo những phương pháp mà MEDLATEC đã chia sẻ trong bài viết. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện mà tình trạng không được cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể, bạn nên đến khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra. 

Để được tư vấn thêm thông tin về sức khỏe, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp