Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và hướng điều trị, chăm sóc | Medlatec

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và hướng điều trị chăm sóc

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, một số bé phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè đồng trang lứa. Nếu con bạn gặp phải tình trạng trên, cha mẹ nên làm gì giúp con phát triển hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.


04/08/2022 | “Chỉ điểm” những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em
04/06/2022 | Giải đáp: Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám bác sĩ?
07/12/2021 | Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Kịp thời nhận biết để có hướng can thiệp kịp thời
02/12/2021 | Dấu hiệu nào nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi?

1. Thế nào là tình trạng chậm phát triển trí tuệ?

Chậm phát triển trí tuệ xảy ra khi trí não của trẻ nhỏ có nhiều điểm khiếm khuyết, kém phát triển hơn so với bạn bè. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các bạn nhỏ dưới 18 tuổi và khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. 

Chậm phát triển trí tuệ là vấn đề không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Chậm phát triển trí tuệ là vấn đề không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Khi trí tuệ kém phát triển, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, ví dụ như giao tiếp kém, hành xử chậm chạp và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Ngoài ra, các bạn phát triển trí tuệ chậm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của bản thân, bé có xu hướng mất bình tĩnh và trở nên hung hăng hơn trong một số tình huống.

Các bác sĩ cho biết, tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ được sắp xếp theo 4 cấp độ, đó là nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Trong đó, đa số bệnh nhân được chẩn đoán chậm phát triển mức độ nhẹ. Cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian và kiên trì với bé hơn trong cuộc sống hàng ngày và học tập. Nếu được người thân, nhà trường hỗ trợ nhiệt tình, bé dần trở nên độc lập hơn, có nhiều tiến bộ trong giao tiếp, cư xử…

Đối với các bé chậm phát triển về trí tuệ ở mức độ trung bình, nặng thì IQ của bé sẽ thấp hơn so với bạn bè. Giao tiếp, khả năng học tập của con có khá nhiều điểm hạn chế và con cần sự giám sát, hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô.

Nếu trẻ được chẩn đoán chậm phát triển mức độ đặc biệt, cha mẹ nên tập trung dạy con cách giao tiếp và một số kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản. Bởi vì các em bé này có chỉ số IQ khá thấp, dưới ngưỡng 20 - 25.

2. Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ

Không thể phủ nhận rằng chậm phát triển trí tuệ là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây chứng bệnh này để lên kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé.

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có thể xảy ra do di truyền

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có thể xảy ra do di truyền

Trên thực tế, hiện tượng trẻ chậm phát triển về trí tuệ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng này có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Các thống kê cho thấy có tới 30% trẻ chậm phát triển tới từ nguyên nhân này. Nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc chứng bệnh này, hãy chú ý và đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại thì em bé chào đời có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ. Cụ thể, người mẹ từng mắc bệnh rubella, nhiễm vi rút CMV hoặc ký sinh trùng toxoplasma trong thời gian mang bầu thì thai nhi sẽ thể bị khiếm khuyết về não bộ, phát triển kém hơn so với bình thường.

Bác sĩ cũng yêu cầu phụ nữ mang thai theo dõi chỉ số huyết áp, lưu lượng máu thường xuyên. Nếu các chỉ số này cao hoặc thấp hơn so với bình thường thì sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Cha mẹ cần phải kiên trì hơn với bé

Cha mẹ cần phải kiên trì hơn với bé

Khói thuốc lá, rượu bia được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở thai nhi. Tốt nhất, người phụ nữ không nên tiếp xúc, sử dụng với những sản phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ để em bé chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Trên thực tế, tình trạng trẻ chậm phát triển về trí tuệ cũng có thể xảy ra nếu như em bé bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, khuyết tật ống thần kinh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ bị khuyết tật ống thần kinh.

3. Những vấn đề thường gặp ở trẻ khi trí tuệ chậm phát triển

Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nhỏ, trí nhớ của bé kém hơn so với bạn bè. Cụ thể, con thường gặp khó khăn khi ghi nhớ số điện thoại của người thân, ghi nhớ các tình huống xảy ra trong ngày. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào tới học tập của trẻ. Con tiếp thu kiến thức chậm và nhanh quên lời thầy cô dạy, do đó cha mẹ và thầy cô phải kiên trì dạy con rất nhiều lần để con có thể ghi nhớ.

Các bé chậm phát triển về trí tuệ cũng hay rơi vào trạng thái mất tập trung, đặc biệt là khi học tập. Điều này khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng và mong muốn tìm ra phương án để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ nhỏ.

Khả năng tập trung của trẻ kém hơn so với bình thường

Khả năng tập trung của trẻ kém hơn so với bình thường

4. Nên chăm sóc, điều trị cho trẻ chậm phát triển trí não như thế nào?

Đối với các bé chậm phát triển trí não, cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực ở con, bắt con học tập quá nhiều để theo kịp bạn bè. Thay vào đó, chúng ta cần xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ của con, từ đó cho con học tập tại những môi trường phù hợp.

Ngày nay, nhiều trường học dành riêng cho trẻ kém phát triển trí tuệ đã được thành lập giúp các bé làm quen, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc bản thân, ví dụ như trẻ tự ăn uống, tắm giặt và tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người thân,…

Khi theo học ở môi trường đặc biệt, trẻ sẽ được thầy cô giảng dạy, chăm sóc cẩn thận, kỹ càng hơn. Nhờ vậy, con có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản, có thể nhận biết các chữ cái, chữ số, làm các phép toán đơn giản. 

Ở nhà, các bậc phụ huynh cũng nên kiên trì, đồng hành cùng con để bé có thể tiếp thu lời cha mẹ tốt hơn. Nếu được sống trong môi trường thoải mái, thân thiện, cha mẹ luôn quan tâm và động viên thì trẻ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những điều mới, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi con sát sao, bởi vì trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý rất dễ bị kích động,…

Cha mẹ nên đồng hành cùng con

Cha mẹ nên đồng hành cùng con

Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ tới gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ trẻ phát triển, đồng thời giúp con kiểm soát tốt tâm lý.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các bạn đã biết cách chăm sóc trẻ, giúp con hòa nhập với xã hội, biết cách tự chăm sóc bản thân mình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp