Tình trạng ngứa da thường khiến chúng ta cảm thấy vô cùng bứt rứt khó chịu. Nếu chỉ là ngứa da nhẹ, thoáng qua thì sẽ không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng, tuy nhiên nếu ngứa da nặng có thể sẽ khiến bạn bị mất giấc ngủ, gãi nhiều khiến da bong tróc và tổn thương. Nguy hiểm hơn là điều này sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Khi đó, các loại thuốc ngứa da chính là giải pháp hữu hiệu để xử lý tình trạng này.
06/04/2023 | Các bài thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả trong dân gian 05/04/2023 | Thuốc trị ghẻ ngứa bôi ngoài da và hướng dẫn cách sử dụng 23/12/2022 | Trời lạnh bị ngứa tay chân: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
1. Ngứa da xuất phát từ nguyên nhân nào?
Hàng rào miễn dịch cũng được bố trí, sắp xếp ở lớp biểu bì da để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, những tế bào của hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức kích hoạt cơ chế phản xạ nên có thể dẫn tới phản ứng ngứa da.
Lúc này người bệnh sẽ bị tình trạng này làm cho ngứa ngáy, khó chịu, luôn muốn gãi. Ngứa da thường là do da quá khô, dị ứng, ghẻ, bị muỗi đốt, mắc các bệnh lý như viêm da thần kinh, xơ gan, suy thận, hen phế quản, HIV/AIDS, tiểu đường,... Trong đó phổ biến nhất là ngứa da do dị ứng (thời tiết thay đổi, tác dụng phụ của thuốc).
Ngứa da thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
2. Các loại thuốc ngứa phổ biến thường được sử dụng
Đối với những trường hợp bị ngứa ngoài da không tự khỏi mà có xu hướng lan rộng và nghiêm trọng hơn thì nên đi khám để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các thuốc ngứa có thể bao gồm:
Thuốc ngứa dạng bôi:
Áp dụng đối với những người bị ngứa khu trú như ban đỏ, côn trùng cắn,... Các thuốc này bao gồm:
-
Thuốc kháng histamin (điển hình là diphenhydramine, Mepyramine). Đặc biệt diphenhydramine rất hiệu quả đối với những trường hợp bị ngứa do dị ứng.
-
Thuốc gây tê (Benzocaine, tetracaine hoặc lidocaine): các thuốc này không nên dùng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như rối loạn nhịp tim.
Thuốc ngứa đường uống;
Sử dụng đối với những trường hợp không đáp ứng các thuốc ngứa dạng bôi hoặc có biểu hiện ngứa lan tỏa. Những thuốc này gồm: mirtazapine, paroxetine, doxepin, ondansetron, hay các thuốc kháng histamin (loratadine, cetirizine, ranitidine, chlorphenamine, hydroxyzine, cimetidine,...).
Thuốc ngứa thường được dùng khi tình trạng ngứa không được cải thiện bằng các cách thông thường
3. Một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc ngứa
Sau đây là một số vấn đề người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình dùng thuốc ngứa:
-
Các thuốc ngứa chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc về dùng;
-
Không bôi thuốc quá nhiều, quá dày, dùng kéo dài hay lạm dụng thuốc;
-
Tuân thủ liều lượng, đường dùng cũng như thời gian dùng thuốc theo khuyến cáo;
-
Không nên để thuốc tiếp xúc trực tiếp với miệng, mắt, mũi, tai;
-
Không dùng thuốc nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với các thành phần chứa trong thuốc. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng, hãy đi khám ngay để được tìm hiểu nguyên nhân và dùng loại thuốc phù hợp hơn.
4. Những cách trị ngứa da khác ngoài thuốc
2.1. Thay đổi môi trường sống và thói quen
Phản ứng đầu tiên khi xuất hiện dấu hiệu ngứa da đó là gãi. Động tác này tuy thỏa mãn cơn ngứa trong phút chốc nhưng sẽ càng khiến tình trạng kích ứng da trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy trước tiên bạn nên hạn chế gãi ngứa.
Bên cạnh đó, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn có thể gây ngứa da từ chăn màn, khăn tắm, gối đệm. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Không nên tắm bằng nước quá nóng và hãy lựa chọn những sản phẩm sữa tắm và chăm sóc da phù hợp, tránh loại có thành phần gây kích ứng như các chất tạo mùi, tạo màu.
Nên lắp đặt thiết bị tạo ẩm và lọc không khí để tránh làm khô da, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây ngứa. Nếu bị ngứa nhẹ thì thay vì dùng thuốc bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm hoặc làm mát vùng da bị ngứa bằng tinh dầu bạc hà.
Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn
Bên cạnh những cách nêu trên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để giảm bớt tình trạng ngứa. Đặc biệt cần tránh những thực phẩm dưới đây:
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa, ví dụ như phô mai, kem, bơ, sữa chua,... Vì trong những sản phẩm này có chứa một lượng canxi và vitamin D mà đây lại là những chất kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, khiến tình trạng viêm ngứa lâu khỏi;
-
Hải sản;
-
Đồ ngọt như trà sữa, bánh kẹo;
-
Đồ có hương vị cay nóng;
-
Thức uống chứa cồn như bia rượu và caffein;
-
Đồ lên men như dưa và cà muối.
Thay vì những món ăn nêu trên, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì độ ẩm cho da, tránh tình trạng ngứa ngáy, dị ứng, giúp làn da luôn mềm mịn và đào thải độc tố.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, lối sống hàng ngày đó là không nên thức quá khuya và hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày. Tăng sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thể thao, tránh trạng thái lo âu căng thẳng. Nếu sau khi đã áp dụng những cách này nhưng tình trạng ngứa ngoài da vẫn không được cải thiện và xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị.
Trên đây là tổng hợp các loại thuốc ngứa bao gồm cả đường uống và dạng bôi. Việc dùng thuốc ngứa cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng thuốc bạn hãy thử tự khắc phục tình trạng này bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như vệ sinh sạch sẽ nơi ở, phòng ốc, tránh các dị nguyên gây dị ứng, thay đổi chế độ ăn và lối sinh hoạt sao cho phù hợp hơn.
Nếu bạn đang bị ngứa da hoặc gặp phải các vấn đề khác về da liễu và không tự cải thiện được tình trạng này, hãy đến khám trực tiếp tại Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cùng chuyên gia.