5 cách tăng sức đề kháng cho bé cha mẹ nên biết | Medlatec

5 cách tăng sức đề kháng cho bé cha mẹ nên biết

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài do sức đề kháng yếu và gây ra bệnh lý. Tăng sức đề kháng cho bé là việc làm cần thiết đối với các bậc phụ huynh nhằm giúp con có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức để chống lại những mầm bệnh gây hại. Nếu các bậc cha mẹ chưa biết làm cách nào thì hãy bỏ túi ngay 5 cách đơn giản giúp bé tăng sức đề kháng qua bài viết dưới đây.


11/08/2022 | Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua điều này
13/07/2022 | Bổ sung dưỡng chất - Tăng sức đề kháng cho bà bầu nhờ 7 loại thực phẩm quen thuộc
13/07/2022 | 6 cách tăng sức đề kháng người lớn ai cũng nên biết

1. Vì sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé? 

Hệ miễn dịch là “tấm áo giáp” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch rất yếu do chưa phát triển đầy đủ và toàn diện. Những nguồn cung cấp kháng thể thụ động và mang tính tạm thời ở giai đoạn đầu đời của trẻ là:

  • Trẻ có thể an toàn trong quá trình sinh nở là do ở 3 tháng cuối thai kỳ, các kháng thể cần thiết từ cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi.

  • Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp bé có một hệ miễn dịch tốt, đặc biệt là sữa non với lượng lớn các kháng thể mạnh mẽ giúp bé chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả. 

Theo thời gian, nguồn kháng thể này giảm dần từ vài tuần đến vài tháng. Khi đó, các tác nhân gây nhiễm trùng sẽ xâm nhập, tấn công cơ thể bé dẫn đến bệnh. Biểu hiện của trẻ khi sức đề kháng giảm sút mà cha mẹ cần lưu ý là thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, thích ăn đồ ngọt, tiêu hóa kém, tiêu chảy, phân sống, mất nước, dễ mệt mỏi, không có năng lượng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất,... 

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng cho trẻ giai đoạn 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng cho trẻ giai đoạn 6 tháng đầu

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức phát triển của bé, suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm,... Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chú ý chủ động tăng cường sức đề kháng cho bé. 

2. Cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản 

Bất kể thời điểm nào, cơ thể non nớt của trẻ cũng có thể bị các tác nhận gây bệnh tấn công. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất là khi giao mùa, các mầm bệnh như virus, vi khuẩn,... phát triển mạnh do sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Để hạn chế những ảnh hưởng của các yếu tố gây bệnh, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo 5 cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản như sau: 

Chế độ dinh dưỡng 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ chất rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đồng thời cũng là cách để giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và có thể kéo dài trong khoảng 2 năm. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để giúp trẻ tăng sức đề kháng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để giúp trẻ tăng sức đề kháng

Khi trẻ đã biết ăn hay có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm, các mẹ cần chú ý đảm bảo cân đối khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Lipid, tinh bột, protein, Vitamin và chất khoáng, không sử dụng quá nhiều gia vị, không quá mặn hay quá ngọt. 

Cho trẻ uống đủ nước 

Không phải mẹ nào cũng biết việc cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ đang bú, nhất là dưới 6 tháng thì có thể bổ sung nước thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm trở đi thì cần cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng tuyệt đối không được sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt.

Tiêm ngừa đầy đủ 

Mẹ trong quá trình mang thai cần tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đồng thời, trẻ khi được sinh ra cũng sẽ được hướng dẫn tiêm vắc xin ở những thời điểm thích hợp. Các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ như viêm gan siêu vi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não,... và đúng thời gian để đảm bảo cơ thể bé có thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. 

Tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch của trẻ trước mầm bệnh

Tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch của trẻ trước mầm bệnh

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não, đồng thời hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý: 

  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ cho trẻ. 

  • Vào buổi chiều nên cho trẻ bú nhiều hơn để đảm bảo đêm ngủ không bị thức giấc do đói nhưng không nên cho bú quá no trước khi trẻ ngủ. 

Vận động thường xuyên 

Cần phải cho trẻ vận động thường xuyên ở bất kỳ giai đoạn nào nhằm giúp con phát triển thể chất và tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ bắt đầu biết đi, cha mẹ nên cho trẻ vui chơi thoải mái với các môn thể phù hợp. Tuy nhiên, trước khi ngủ tránh cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến giấc ngủ không sâu, dễ giật mình hay thức giấc. 

Nhiều phụ huynh còn tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng để bổ sung cho trẻ nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên ốm đau lặt vặt. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong trường hợp có sự kiểm tra và chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ bổ sung men vi sinh để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột. 

Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các bậc phụ huynh cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để chống lại các tác nhân nhiễm trùng gây hại cho cơ thể. Những cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên không chỉ hỗ trợ vai trò của hệ miễn dịch mà còn đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ cho trẻ. 

Nếu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về các vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ, quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông quan số hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ kịp thời. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp