Dấu hiệu nào nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi? | Medlatec

Dấu hiệu nào nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi?

Những tiếng nói, bước đi đầu tiên của con luôn là niềm hạnh phúc lớn lao của cả gia đình. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng phát triển giống nhau ở một khoảng thời gian nhất định - khoảng 12 tháng tuổi sẽ biết nói, biết đi. Có những bé cho tới 18 tháng tuổi vẫn chưa chập chững những bước đi đầu tiên, hiện tượng này được gọi là dấu hiệu trẻ chậm biết đi. Vậy khi có em bé chậm biết đi cha mẹ nên làm gì?


13/10/2021 | Những dấu hiệu trẻ chậm tiêu và cách khắc phục hiệu quả
07/09/2021 | Gỡ rối băn khoăn của cha mẹ: Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không
27/12/2020 | Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói và bố mẹ cần xử lý ra sao?

1. Sự phát triển về vận động của trẻ trong giai đoạn từ 1 - 36 tháng tuổi

Trong những giai đoạn đầu đời, cha mẹ luôn dõi theo từng bước phát triển của con, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 - 36 tháng tuổi. Theo bác sĩ Nhi khoa, thông thường một em bé khỏe mạnh sẽ có sự phát triển vận động như sau:

Trẻ em trong 01 tháng tuổi đầu tiên biết xoay đầu.

Những em bé khi đã sang tháng thứ 2 đã bắt đầu có thể ngóc đầu lên để khám phá thế giới xung quanh và khi ngủ đôi bàn chân của em bé có thể duỗi thoải mái.

dấu hiệu trẻ chậm biết đi

Em bé luôn vui đùa thoải mái vận động là niềm vui của cha mẹ

Tới 3 tháng, bé biết cầm nắm đồ vật trên tay và thích thú khi đưa lên miệng khám phá đồng thời khi đặt bé nằm sấp thì bé có thể chống tay và lật người được.

Ở tháng thứ 4 , 5 em bé biết trườn về phía trước hay còn gọi là “lẫy”.

Sang tháng thứ 6, em bé đã có thể ngồi dựa, cụ thể là dựa vào người mẹ hoặc trên ghế ăn dặm,... đồng thời khi đặt bé nằm sấp bé đã có thể lật xoay người được.

Trẻ 7 - 9 tháng tuổi đã có thể ngồi vững, trườn bò nhanh hơn các tháng trước đó và có thể vịn tay vào thành cũi, giường, cạnh bàn hay ghế để có thể tự đứng và lần đi từng bước chập chững.

Tháng thứ 10 - 12 trẻ có thể tự tập đi từng bước một và lần theo những vật mà bé có thể cầm, nắm hay vịn vào.

Em bé 12 - 18 tháng tuổi hầu hết đã biết đi và có thể vịn cầu thang để leo trèo lên bàn ghế.

Bé 24 tháng tuổi có thể tự lên xuống cầu thang mà không cần người lớn dắt, biết chơi các trò chơi linh hoạt hơn như đá bóng.

Khi bước sang tuổi thứ 3 trẻ đã có thể thoải mái chạy nhảy, vui đùa,...

Như vậy, bạn có thể thấy các giai đoạn phát triển về vận động của trẻ rất đa dạng và cha mẹ luôn háo hức khi thấy sự thay đổi từng ngày của con trong những năm tháng đầu đời.

2. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi khiến cha mẹ lo lắng

Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu nói lên hiện tượng trẻ chậm biết đi, thì chúng ta cần tìm hiểu qua điều kiện đủ để bé biết đi bao gồm: hệ xương của bé đã phát triển đủ cứng cáp cùng với cơ bắp và hệ thống não bộ của bé phát triển bình thường. 

Trẻ bắt đầu tập các vận động cơ bản nhất

Trẻ bắt đầu tập các vận động cơ bản nhất

Theo đó, sự phát triển về vận động của trẻ theo các mốc đầu đời quan trọng đó là 3 tháng tuổi bé cần biết lẫy để luyện tập cho quá trình cứng cơ thân và cổ. Em bé ở giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi cần biết được cách tập ngồi để cơ thân cứng cáp hơn, khi được 9 tháng tuổi em bé cần biết bò cho đến 10 tháng tuổi bé cần bắt đầu tập đứng và đi. Cho đến 12 tháng tuổi em bé sẽ có khả năng đi lại thành thạo, có thể tự đi một mình và tự ngồi xuống để nghỉ ngơi. Tất cả những mốc thời gian cố định này đều dựa trên sự theo dõi của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian tập đi có thể xê dịch từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 18.

Theo nghiên cứu, trẻ được coi là chậm biết đi được tính tới thời điểm 1,5 tuổi tức 18 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi. Ở thời điểm này trẻ chưa biết đi có thể do từ hệ thần kinh vận động của bé chưa phát triển để bé có thể có được những bước đi ổn định.

Quá trình tập đi của trẻ bắt đầu biết vịn vào các đồ vật xung quanh đứng lên

Quá trình tập đi của trẻ bắt đầu biết vịn vào các đồ vật xung quanh đứng lên

3. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi

Mong ngóng con lớn khôn từng ngày luôn là nỗi niềm của tất thảy các bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, có những em bé mang dấu hiệu của sự vận động kém phát triển đó chính là dấu hiệu trẻ chậm biết đi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu thấy hiện tượng trẻ chậm biết đi cha mẹ không nên đợi tới khi em bé đủ 18 tháng tuổi mà nên cho trẻ đi khám sớm nếu thấy em bé quá chậm chạp trong quá trình phát triển hệ vận động. Một số dấu hiệu trẻ chậm biết đi, đó là:

Trẻ chậm biết lẫy, chậm biết ngồi và bò,... so với các mốc thang phát triển vận động thông thường,... như đã phân tích ở trên.

Trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lẫy hoặc chưa cứng đầu, đầu không thể tự nâng đầu mình lên và nghiêng đầu nhìn mọi vật xung quanh thì cha mẹ nên chú ý tới sự chậm phát triển trong vận động của trẻ ngay từ lúc này.

Cho đến tháng thứ 6 trẻ vẫn không thể tự tay cầm nắm đồ vật và với lấy thứ mình mong muốn ở trước mặt đây cũng sẽ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng trẻ chậm biết đi trong tương lai.

Đến thời điểm hết 12 tháng trẻ không thể tự đứng một mình hoặc tự ngồi một mình, luôn cần tới sự trợ giúp của người thân thì đây sẽ là một trong số những biểu hiện cảnh báo trẻ có thể chậm biết đi.

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ cũng rất quan trọng

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ cũng rất quan trọng

Nếu cha mẹ thấy bé có các dấu hiệu ở trên thì nên cho trẻ đi khám sớm để kịp thời can thiệp và đưa ra biện pháp, lộ trình điều trị phù hợp. Cha mẹ có thể đưa trẻ tới chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thay đổi một số phương pháp trong chăm sóc con từ chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn con cách vận động để hỗ trợ con phát triển tốt hơn. 

Việc hỗ trợ dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ cần được cha mẹ hỗ trợ trong thời gian dài, nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với tái khám đúng lịch hẹn. Chế độ dinh dưỡng cùng với sự quan tâm của cha mẹ rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của bé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp