Bệnh Rubella - nguyên nhân, nhận biết và cách thức chẩn đoán | Medlatec

Bệnh Rubella - nguyên nhân nhận biết và cách thức chẩn đoán

Rubella dễ lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh Sởi, đặc biệt nguy hiểm với thai phụ. Để nhận diện được bệnh lý này và biết cách xử trí đúng bạn chớ nên bỏ qua những thông tin được chia sẻ ngay dưới đây.


17/02/2020 | Xét nghiệm Rubella tại nhà dành cho ai, để làm gì?
15/02/2020 | Kết quả xét nghiệm Rubella tại nhà - những vấn đề đáng lưu tâm
06/02/2020 | Xét nghiệm Rubella là gì, nên thực hiện ở đâu?
13/11/2019 | Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella: độ tuổi tiêm, chi phí và các thông tin khác

1. Nguyên nhân, triệu chứng và con đường lây truyền bệnh Rubella

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Rubella do virus cùng tên có chứa ARN, thuộc họ Togavirus gây ra. Đây cũng là bệnh có sự phát triển mạnh nhất vào mùa đông xuân. Bất kỳ ai cũng có thể bị Rubella nhưng mối đe dọa nguy hiểm nhất là đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu.

Rubella do virus Rubella thuộc họ Togavirus gây ra

Rubella do virus Rubella thuộc họ Togavirus gây ra

Những yếu tố sau được xem là tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella:

- Người chưa từng bị Rubella.

- Người chưa từng tiêm vacxin phòng bệnh.

- Người đi đến nơi đang có dịch Rubella.

1.2. Triệu chứng nhận biết bệnh Rubella

Bệnh Rubella tiến triển qua 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình sau đây:

- Giai đoạn ủ bệnh: 12 - 23 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh

Giai đoạn này tuy đã có mầm bệnh trong người nhưng người bệnh chưa có triệu chứng bệnh.

- Giai đoạn phát bệnh

+ Sốt nhẹ trên 37 độ C.

+ Mệt mỏi.

+ Nhức đầu.

+ Chảy nước mũi trong.

+ Đau họng.

+ Có thể đỏ mắt.

+ Phát ban đỏ dạng dát sần, từng đốm lan tỏa.

+ Trình tự mọc ban: mặt, thân mình (trừ lòng bàn chân và bàn tay).

+ Nổi hạch sau tai, đau khớp.

- Giai đoạn lui bệnh

Triệu chứng Rubella giai đoạn phát bệnh

Sau khi khởi phát triệu chứng 3 - 4 ngày bệnh sẽ tự hết, chỉ hiện tượng đau khớp là kéo dài lâu hơn. Người đã bị bệnh Rubella sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh này hay nói dễ hiểu hơn là sẽ không bao giờ bị tái phát bệnh nữa.

1.3. Rubella lây truyền như thế nào?

Rubella lây truyền qua đường hô hấp do virus Rubella cư trú ở vòm họng và hạch bạch huyết. Người bình thường nếu tiếp xúc với dịch tiết, chất nhầy hoặc giọt bắn của người bệnh do họ ho, sổ mũi ra bên ngoài không khí sẽ bị lây bệnh. Giai đoạn dễ lây nhiễm nhất là từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban.

2. Tránh nhầm lẫn Rubella và Sởi

Cả bệnh Rubella và Sởi đều có khả năng lây truyền qua đường hô hấp và có nhiều triệu chứng giống nhau nên rất dễ lầm lẫn. Muốn phân biệt 2 bệnh này, cần chú ý:

- Bệnh Sởi

+ Tốc độ lây nhiễm nhanh và mạnh.

+ Triệu chứng của bệnh có thể kéo dài tận 10 ngày.

+ Sốt cao, có thể lên tới trên 40 độ C.

+ Không phải ai cũng bị sưng hạch bạch huyết.

+ Nhạy cảm với ánh sáng.

+ Phát ban nổi rõ thành từng đốm, dù lành vẫn để lại dấu vết.

+ Có giai đoạn tiền triệu đặc trưng là sốt nhẹ đến vừa, chảy nước mũi, ho khan, viêm kết mạc.

- Bệnh Rubella 

+ Mức độ lây nhiễm thấp hơn sởi.

+ Triệu chứng bệnh có thể kéo dài 5 ngày.

+ Sốt nhẹ hơn Sởi, cao nhất chỉ khoảng 38.9 độ C.

+ Luôn sưng hạch bạch huyết.

+ Không nhạy cảm với ánh sáng.

+ Phát ban nhẹ, mờ nhanh, sau khi khỏi ban sẽ biến mất hoàn toàn.

+ Không có giai đoạn tiền triệu.

3. Những biến chứng không thể xem thường

3.1. Đối với người bệnh nói chung

So với Sởi thì bệnh Rubella là dạng nhiễm trùng nhẹ hơn, hình thành miễn dịch sau khi mắc và khỏi bệnh. Một số nữ giới bị nhiễm virus Rubella dễ gặp biến chứng viêm khớp ở đầu gối, cổ tay, ngón tay trong khoảng 1 tháng. Ngoài ra, bệnh còn có thể biến chứng gây viêm tai giữa, viêm não.

3.2. Đối với thai phụ

Rubella là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với thai phụ, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ - khi các bộ phận của thai nhi đang hình thành. Lúc này virus có thể xâm nhập qua hàng rào nhau thai đến bào thai và tác động tới quá trình phát triển của thai nhi. Nhiều phụ nữ không phát hiện được sự tồn tại của bệnh vì có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nên dễ xảy ra hậu quả nặng nề cho thai phụ và thai nhi.

Phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể bị sinh non, sẩy thai, thai lưu. Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao (lên tới 70 - 90%). Hệ lụy của hội chứng này là các loại dị tật ở trẻ: đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu, chậm phát triển, dị tật tim, nhãn cầu nhỏ, điếc bẩm sinh, khiếm khuyết các cơ quan trong cơ thể,... Ngoài ra, trẻ cũng rất dễ bị bệnh viêm phổi, viêm não, viêm màng não, xương thủy tinh, vàng da, đái tháo đường,... Nguy hiểm nhất là có trường hợp trẻ bị tử vong do những hậu quả của hội chứng Rubella bẩm sinh mà ra.

4. Phương pháp chẩn đoán

4.1. Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh Rubella chủ yếu dựa vào xét nghiệm miễn dịch định lượng Rubella IgM và IgG. Theo đó, test Rubella sẽ được sử dụng để phát hiện kháng thể trong máu được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch để đáp ứng virus Rubella. Hai loại kháng thể đó chính là IgM và IgG.

Mẫu test chẩn đoán bệnh Rubella

Mẫu test chẩn đoán bệnh Rubella

Kháng thể Rubella IgM xuất hiện trong máu sau khi cơ thể tiếp xúc với virus Rubella, tăng lên và đạt đỉnh trong khoảng 7 - 10 ngày sau khi nhiễm trùng, kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.

Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn IgM nhưng tồn tại trong máu suốt đời để giúp cơ thể chống lại sự tái xâm nhập của virus Rubella. Nếu có sự xuất hiện của IgG tức là đã nhiễm Rubella gần đây hoặc từng có trong quá khứ.

4.2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Rubella với thai phụ

Xét nghiệm Rubella cho thai phụ nên được thực hiện trong khoảng tuần thứ 7 đến thứ 10 của thai kỳ, chủ yếu là những người chưa từng tiêm vacxin phòng bệnh hoặc chưa từng bị bệnh lý này. 

- Khi kết quả IgM âm tính và IgG dương tính tức là thai phụ đã từng bị nhiễm Rubella trước khi xét nghiệm ít nhất 10 tuần và sẽ không tái nhiễm bệnh nữa. 

- Khi IgM dương tính, IgG âm tính thì thai phụ mới bị nhiễm virus Rubella, nên làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần kế tiếp để có kết quả chính xác. Lần 2 nếu IgM vẫn dương tính và bắt đầu có IgG thì chắc chắn đã nhiễm virus Rubella; nếu IgM dương tính, IgG âm tính thì chứng tỏ kết quả IgM không đặc hiệu. 

Những thai phụ mang thai 3 tháng đầu thực hiện xét nghiệm có chỉ số IgM dương tính thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con tới 80% và trẻ sinh ra có nguy cao với Hội chứng rubella bẩm sinh.

- Khi IgM dương tính, IgG dương tính thì nhiều khả năng là dương tính giả, cần thực hiện xét nghiệm IgM và IgG khoảng 2 - 3 lần nữa, nếu kết quả vẫn giữ nguyên thì mới yên tâm được.

- Khi IgM âm tính, IgG âm tính, thai phụ không bị nhiễm hoặc có thể thai phụ bị nhiễm bệnh Rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh nên 2 kháng thể này chưa được sinh ra, cần làm lại xét nghiệm vào khoảng 2 - 3 tuần sau đó để có kết quả chắc chắn hơn.

Hiểu được đặc điểm bệnh dịch ở nước ta trong mùa đông xuân và tâm lý hoang mang của người dân trong thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã quyết định triển khai Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân (04/2 - 15/04/2020 ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung). Đây là gói xét nghiệm nhằm mục đích giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà để tránh lây chéo bệnh do đến môi trường y tế đông người, sàng lọc được nguyên nhân gây triệu chứng giống “cúm”, biết được chính xác tình trạng sức khỏe, yên tâm đi qua mùa dịch.

Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân

Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về gói xét nghiệm nêu trên hoặc bệnh Rubella có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được cung cấp thông tin chi tiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Trẻ em thủ dâm có phải là hiện tượng đáng lo ngại hay không?

Trẻ em thủ dâm có thể khiến cho người lớn cảm thấy lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, đây là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vậy khi nào thì cần điều chỉnh hành vi này ở con mình, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Ngày 01/08/2022

Dành cho con điều tuyệt vời nhất, mẹ bầu chớ qua bí quyết này

Mang trong mình mầm sống, mẹ luôn mong những điều tuyệt với nhất cho con. Là mẹ thông thái và tạo tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh trong tương lai, bạn không nên bỏ qua bí quyết được ngàn mẹ bầu truyền tai nhau chia sẻ.
Ngày 16/04/2022

Chuyên gia giải đáp: Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh sỏi túi mật ngày càng gia tăng do thay đổi  trong thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống, ít vận động và chứng thừa cân, béo phì,... Do đó có rất nhiều người đã phải tiến hành cắt túi mật. Vậy cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và phương pháp phòng ngừa bệnh nên áp dụng là gì?
Ngày 23/11/2021

Tư vấn sức khỏe online miễn phí - An tâm chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid-19

Tính năng Video Call trên ứng dụng MedOn ra đời thực sự đã phá vỡ mọi khoảng cách, giới hạn và mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Video Call cùng chuyên gia chính là cách bảo vệ mọi gia đình từ xa.
Ngày 12/08/2021
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp