Ai cũng từng nghe nói hoặc biết đến bệnh giun sán. Nhưng không phải ai cũng biết rằng sán là vật có thể ký sinh cả trên vùng đầu gây nên bệnh sán thần kinh trung ương. Đây là căn bệnh không hiếm gặp và rất nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời, xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.
28/12/2022 | Chấn thương thần kinh ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không? 26/12/2022 | U thần kinh đệm: Phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa 26/12/2022 | Nhiễm trùng thần kinh có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
1. Bệnh sán thần kinh trung ương là gì?
Đây là bệnh do nhiễm phải ấu trùng sán dải heo, là một dạng bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở hệ thần kinh. Ấu trùng sán có thể ký sinh trên nhiều vị trí trong cơ thể. Nhưng nguy hiểm nhất là ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, gây nên những triệu chứng bất thường và nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây bệnh
Ấu trùng sán dải heo tồn trong thịt heo. Người bệnh nhiễm sán do ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng chưa được làm sạch, nhất là thịt lợn chưa được nấu chín, tiết canh. Ấu trùng sán cũng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc phân/miệng. Nang sán vào vào cơ thể, bám vào ruột phát triển thành sán dài với rất nhiều đốt, các đốt sán chứa rất nhiều trứng sá. Ấu trùng sán dải heo được tìm thấy nhiều trong hệ thần kinh trung ương và một số vị trí khác trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng động kinh, thường gặp ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh sán thần kinh trung ương do ấu trùng sán dải heo gây nên
Triệu chứng khi mắc bệnh
Triệu chứng của bệnh sán thần kinh trung ương có sự thay đổi theo vị trí mà ấu trùng cư trú. Trong đó, biểu hiện thường gặp nhất là:
-
Động kinh, đây là biểu hiện phổ biến nhất, chiếm đến khoảng 70% số người mắc bệnh.
-
Đau đầu, thậm chí là đau đầu dữ dội kèm theo chóng mặt.
-
Có thể gây đột quỵ, rối loạn tâm thần,
Cũng tùy theo vị trí mà bệnh nhân còn có một số biểu hiện khác như: Suy giảm nhận thức, rối loạn vận ngôn, liệt vận nhãn, liệt nửa người, mất cảm giác nửa người, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ,...
2. Chẩn đoán bệnh sán thần kinh trung ương
Để xác định chính xác bệnh nhân có nhiễm sán thần kinh trung ương hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật sau:
- Tìm ấu trùng sán dải heo thông qua kỹ thuật sinh thiết các nang sán dưới da.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ MRI để phát hiện tổn thương và các nang sán trên cơ thể.
- Phương pháp ELISA dịch não tủy nhằm mục đích tìm kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.
- Làm xét nghiệm dịch não tủy đối với những bệnh nhân có dấu hiệu co giật,...
- Soi đáy mắt tìm nang sán với những bệnh nhân có dấu hiệu tăng nhãn áp, giảm thị lực.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mới có thể điều trị đúng hướng
3. Điều trị bệnh sán thần kinh trung ương
Bệnh sán thần kinh trung ương cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời mới đem lại kết quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ gây biến chứng. Hiện nay, để điều trị căn bệnh này có những phương pháp sau:
Phương pháp điều trị sán thần kinh trung ương
Tùy theo từng trường hợp và tình trạng, triệu chứng của bệnh mà bệnh nhân được chỉ định dùng các loại thuốc như sau:
-
Trường hợp ký sinh trùng đã chết: Bệnh nhân được điều trị triệu chứng, kết hợp dùng thuốc chống co giật, hạn chế tình trạng động kinh.
-
Trường hợp ký sinh trùng còn sống: điều trị bằng các thuốc như albendazole, praziquantel và niclosamide nhằm tiêu diệt ấu trùng sán.
-
Trường hợp bị não úng thủy: bệnh nhân bị viêm màng não, bể não có nhiều nang sán, bệnh nhân có thể được chỉ định làm phẫu thuật.
Cùng với đó, bệnh nhân sau điều trị cần tuân thủ những cách ăn uống, chăm sóc cơ thể và vệ sinh nhằm không phòng tránh nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt là ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, ăn chín, không ăn rau sống, đồ chín tái,...
Bệnh sán thần kinh trung ương cần được phát hiện và điều trị ngay từ sớm
Bệnh sán thần kinh trung ương có nguy hiểm không
Với bệnh nhân nhiễm sán thần kinh trung ương, tiên lượng điều trị là tốt. Các triệu chứng co giật, động kinh có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, việc điều trị gặp khó khăn nếu tình trạng diễn biến nặng, nhất là với những bệnh nhân phát hiện muộn. thời gian điều trị lâu dài, gây tốn kém và chán nản cho cả bệnh nhân và người nhà.
Bệnh có thể chữa song khả năng để lại di chứng là có. Các nang sán để lại tổn thương ở hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng sau điều trị. Nhiều trường hợp có thể kiểm soát được chứng động kinh nhưng triệu chứng này thành mạn tính. Các bệnh nhân ở thể nặng, nang sán lớn, nhiễm trùng nghiêm trọng gây não úng thủy rất khó đáp ứng điều trị. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sán thần kinh trung ương là 20%.
Giữ vệ sinh trong ăn uống là cách phòng bệnh sán thần kinh trung ương
Cách phòng tránh bệnh sán thần kinh trung ương
Nguyên nhân gây bệnh sán thần kinh trung ương là do thói quen ăn uống, vệ sinh không đảm bảo. Để phòng tránh căn bệnh này, cách tốt nhất nên tuân thủ những nguyên tắc sau trong đời sống thường ngày:
- Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm tái, sống từ heo như: thịt, gan heo, nem chua từ thịt heo, thính,...
- Không uống nước chưa đun sôi, không ăn rau sống.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Với những nhà nuôi heo, không nên thả rông heo để tránh heo ăn phải đồ ăn nhiễm sán, từ đó lây bệnh sang người.
- Xử lý tốt phân chó/mèo, vật nuôi trong nhà. Bởi đây cũng là vật chủ trung gian truyền bệnh.
Bệnh sán thần kinh trung ương là căn bệnh nguy hiểm, dễ gây biến chứng nặng và khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính vì thế, người bệnh khi có những triệu chứng nghi ngờ dù không rõ ràng cũng nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và xác định tình trạng ngay từ sớm.
Để đăng ký khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56. Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện đã có Phòng khám Đa khoa, chuyên khoa Xét nghiệm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh uy tín, hiệu quả.