Khó thở, chóng mặt không phải là bệnh, nó là những triệu chứng cho thấy một vấn đề nào đó của cơ thể. Trong chúng ta, chắc hẳn nhiều người đã gặp tình trạng này và cũng không ít lần băn khoăn vì sao bị như vậy, có nguy hiểm không, làm sao cho khỏi,... Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
15/08/2020 | Mách bạn căn nguyên khó thở về đêm và cách vượt qua tình trạng này 15/08/2020 | Đi tìm lời giải cho hiện tượng khó thở khi mang thai 14/08/2020 | Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến những bệnh lý nào
1. Những lý do có thể gây ra triệu chứng khó thở, chóng mặt
1.1. Lý do khách quan
- Vấn đề về tâm lý
Những người thường xuyên trải qua tâm lý lo sợ, căng thẳng, hốt hoảng sẽ thường cảm thấy khó thở, chóng mặt, bồn chồn, tim đập nhanh,... Nếu hiện tượng này được cải thiện khi tinh thần thư giãn, suy nghĩ tích cực thì không đáng lo; nhưng ngược lại, tốt nhất nên khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Những người hay phải trải qua tâm lý lo lắng, hồi hộp thường dễ cảm thấy khó thở, chóng mặt
- Vận động mạnh hoặc quá sức
Tập luyện, vận động hay làm việc quá sức khiến cơ thể mất nhiều năng lượng, phải thở bằng miệng nhiều, lượng khí hít vào khô và hạn chế hơn nên dễ bị khó thở. Nhất là những trường hợp bỗng nhiên dừng các hoạt động này một cách đột ngột thì rất dễ bị chóng mặt, khó thở, buồn nôn, huyết áp tụt,...
1.2. Lý do chủ quan
- Thai kỳ
Phụ nữ khi mang thai nếu bị thiếu sắt sẽ thiếu oxy lên não nên phải trải qua một số triệu chứng như: da xanh, mệt mỏi, khó thở,... Khi chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sắt được bổ sung thì dần dần những hiện tượng này sẽ được cải thiện.
- Bệnh tim mạch
Các bệnh lý tim mạch thường gây ra những triệu chứng như: tụt huyết áp đột ngột, tim đập nhanh,... làm cho oxy và máu cung cấp cho não không đủ nên bệnh nhân dễ bị khó thở, chóng mặt, hoa mắt,...
- Bệnh đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp, điển hình như viêm phế quản mạn, viêm phổi,... khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ, khó khăn trong hô hấp nên sinh ra hiện tượng chóng mặt, khó thở, buồn nôn,...
- Rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực,...
- Cao huyết áp
Người bị cao huyết áp thường có các triệu chứng khó thở, đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ bừng, trống ngực liên tục,... nhất là khi phải leo cầu thang, vận động mạnh,...
2. Phương pháp xử trí khi bị khó thở, chóng mặt
2.1. Theo dõi để phát hiện tình huống cần gặp bác sĩ
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến cơ thể và làm xuất hiện triệu chứng khó thở, chóng mặt như đã nói đến ở trên. Tùy từng căn nguyên và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này mà biện pháp xử trí cũng cần có sự linh hoạt.
Khi bị khó thở, chóng mặt với tần suất lặp lại nhiều cần khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị, tránh hệ lụy xấu cho sức khỏe
Nếu như cơn khó thở và cảm giác chóng mặt chỉ ở mức hơi choáng, tần suất lặp lại thấp thì có thể chỉ do yếu tố khách quan tác động, chỉ cần nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dần dần sẽ khá hơn. Trong trường hợp hiện tượng này lặp lại với tần suất cao, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng thì không nên tự ý tìm thuốc chữa trị tại nhà mà cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm rõ nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
2.2. Một số biện pháp hỗ trợ giảm cơn chóng mặt, khó thở ở mức độ nhẹ
- Đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng
Dừng việc đang làm, để mắt nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, ngồi thẳng hoặc trong tư thế nửa nằm nửa ngồi khi cảm thấy bị khó thở, chóng mặt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cung cấp năng lượng
Hãy bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc để cải thiện hoạt động của não bộ, điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, giúp quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước đường để cung cấp nhiệt nhanh và phục hồi sức cho cơ thể, từ đó sẽ giảm nhẹ được triệu chứng chóng mặt, khó thở. Trà gừng, mật ong cũng được xem là những gợi ý tốt vì chúng tăng lưu lượng máu trong não, cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể.
Một số bài massage có thể giúp cải thiện triệu chứng khó thở, chóng mặt rất tốt
- Thực hiện bài tập massage
Có một số bài tập massage đầu, mắt, thái dương đem lại hiệu quả thư giãn, giảm khó thở và chóng mặt rất tốt như:
+ Bài 1: Ngồi thẳng lưng, đưa ngón cái đặt vào huyệt phong phủ và thiên trụ trong khoảng nửa phút rồi dùng ngón tay cái vuốt từ huyệt ấn đường đến thần đình 15 lần. Tiếp theo đó, dùng ngón tay cái massage men theo đường lông mày, đến day tại huyệt thái dương 15 lần. Tiếp tục dùng ngón tay cái massage từ trước trán, chuyển từ thái dương này sang thái dương kia rồi hơi gập đầu 10 ngón tay lại, đưa ngón giữa giữa chạm vào đường trung trực giữa đỉnh đầu rồi nhẹ nhàng ấn từ trước ra sau huyệt bạch hội 15 lần.
Động tác của vòng cuối cùng là đỡ 2 bên đầu bằng 2 tay, lần lượt dùng mu ngón út ấn các huyệt thông thiên, thái dương, phong thị rồi đến huyệt phong thị trong 10 lần. Kết thúc, dùng ngón cái ấn huyệt nội quan và thái xung trong nửa phút.
+ Bài 2: Dùng ngón cái ấn vào huyệt phong thị, phong phủ và thiên trụ trong khoảng nửa phút rồi nắm khoảng 3 phút ở cổ bằng phương pháp cuộn để giúp phần cơ tại đây được thả lỏng. Sau đó, ấn vào huyệt khiên tỉnh, thiên thống nửa phút bằng ngón cái rồi dùng các ngón tay nắm lấy ngũ kinh từ trước ra sau 1 lần.
Bước tiếp theo, người nằm ngửa, dùng hai ngón tay cái vuốt từ huyệt ấn đường đến huyệt thần đình 15 lần và dùng ngón tay cái nhẹ nhàng massage theo đường lông mày rồi day nhẹ huyệt thái dương 15 lần. Cũng dùng ngón này ấn vào các huyệt đầu duy, minh tinh, mi xung, thần đình, cường gian, bạch hội trong nửa phút. Kết thúc, dùng mu ngón cái massage phần trán 2 phút và hơi co 4 ngón ở 2 bàn tay lại, lấy huyệt lệ cốc làm trọng tâm, tán hai bên đầu trong 1 phút.
Không ai có thể tự chẩn đoán được triệu chứng khó thở, chóng mặt là do nguyên nhân nào nên cần hết sức thận trọng. Đến gặp bác sĩ thăm khám ngay khi tình trạng này có dấu hiệu tăng tần suất và mức độ là cách tốt nhất để biết được bạn có đang trong một bệnh lý nào đó cần được điều trị ngay hay không.
Hoặc nếu bạn cần trợ giúp y tế, hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, sau khi nghe những chia sẻ về sức khỏe từ bạn, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bằng kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của mình sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để vượt qua tình trạng này.