Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
05/05/2023 | Cảnh báo suy hô hấp ở trẻ sơ sinh các mẹ chớ nên bỏ qua 05/05/2023 | Suy hô hấp cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí 04/05/2023 | Các phân độ suy hô hấp bạn nên biết 18/03/2023 | Suy hô hấp ở trẻ và các dấu hiệu cha mẹ cần cảnh giác
1. Các phân độ suy hô hấp
Khi phổi bị thiếu lượng oxy cần thiết, đồng thời nồng độ khí CO2 bị quá tải sẽ khiến quá trình hô hấp trở nên bất thường. Điều này sẽ làm cho các bộ phận khác ở bên trong cơ thể không có đủ lượng oxy. Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể sẽ gây nên nguy hiểm cho người mắc bệnh.
Cách phân chia các phân độ suy hô hấp
Một bệnh nhân suy hô hấp khi có chỉ số PaO2 < 60mmHg hoặc PaCO2 > 50mmHg. Với PaCO2 là áp lực của khí O2 ở bên trong động mạch và PaCO2 là áp lực của khí CO2 ở trong động mạch.
Các phân độ suy hô hấp sẽ được chia thành hai nhóm chính bao gồm cấp tính và mạn tính. Đa số các trường hợp suy hô hấp hiện nay đều là cấp tính.
Phân độ suy hô hấp được chia thành hai nhóm dựa vào các tiêu chí như sau:
-
Dựa vào vị trí: Gồm suy hô hấp trên và dưới.
-
Dựa vào cơ chế gây bệnh: Bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là do hệ hô hấp hoặc do hệ tuần hoàn.
-
Dựa trên PaCO2: Chia thành hai phân độ chính là thừa CO2 và bị thiếu O2.
-
Dựa theo thời gian: Gồm có cấp tính, mạn tính và những đợt suy cấp tính ở trên nền bệnh mạn tính.
2. Nguyên nhân của bệnh suy hô hấp
Suy hô hấp có thể do hai nguyên nhân sau đây:
2.1. Nguyên nhân bên trong phổi
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy hô hấp là do các bệnh lý liên quan đến phổi. Phổ biến có thể kể đến một vài loại bệnh lý như xơ phổi, bị viêm phế quản, bị viêm phổi, bị lao phổi,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà suy hô hấp sẽ được chia thành các phân độ khác nhau.
Suy hô hấp do các bệnh lý về phổi gây nên
2.2. Nguyên nhân ở bên ngoài phổi
Bên cạnh các bệnh lý ở phổi thì chứng suy hô hấp cũng có thể xuất hiện vì nhiều bệnh lý khác ở bên ngoài cơ quan này. Ví dụ, bệnh bị ảnh hưởng từ những khối u ở xung quanh đường hô hấp làm cho đường ống dẫn khí bị chèn ép và bị tắc nghẽn.
Chứng suy hô hấp vì khối u có thể gây nên rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Đường hô hấp của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua những biến chứng của khối u. Trong đó phải kể đến tình trạng nhiễm trùng thanh quản, các dị vật hoặc thức ăn bị mắc kẹt ở đây khiến người bệnh khó thở.
Ngoài các khối u, những vấn đề khác cũng có thể làm tổn thương màng phổi và làm xương sườn bị gãy. Một vài tổn thương của hệ thần kinh hoặc chứng tràn dịch màng phổi cũng có thể là nguyên nhân của bệnh suy hô hấp.
3. Những triệu chứng thường thấy của chứng suy hô hấp
Suy hô hấp sẽ có những dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
3.1. Biểu hiện khi suy hô hấp vì bị thiếu oxy
Những bệnh nhân bị suy hô hấp do không đủ khí oxy thường cảm thấy mệt mỏi và làm cản trở đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân do bị thiếu oxy nên thường khó thở, bị nghẹt thở cùng với đó là cảm giác buồn ngủ vì bị thiếu oxy đưa lên não. Bên cạnh đó, các vùng như môi hay đầu của các chi cũng thường xuyên xanh xao và nhợt nhạt.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi khi mắc bệnh
3.2. Biểu hiện do bị thừa CO2 ở trong máu
Khi nồng độ của khí CO2 ở trong máy tăng lên quá cao, người bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng như bị đau đầu, không đủ tỉnh táo, tầm nhìn mờ, thở nhanh hơn, mạch đập nhanh hơn,...
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu các chức năng của phổi bị suy yếu, các triệu chứng như môi và da cũng sẽ bị tái xanh, thở nhanh hơn,... Tương tự với người trưởng thành, trẻ em cũng sẽ có chung phân độ suy hô hấp. Nếu không giải quyết vấn đề kịp thời thì sức khỏe của người bệnh sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Nguy hiểm hơn, tính mạng của các bệnh nhi có thể sẽ bị đe dọa.
4. Nhóm đối tượng có tỷ lệ suy hô hấp cao
Một vài đối tượng có tỷ lệ bị suy hô hấp cao như:
-
Trẻ sinh thiếu tháng: Do các cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với những đứa trẻ đủ tháng. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của em bé thiếu tháng cũng yếu hơn. Do đó, các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài có thể tấn công các bé một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, các bé thường dễ bị các loại bệnh lý có vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp.
-
Người già: Sức đề kháng của người lớn tuổi sẽ suy giảm theo thời gian, kéo theo đó là sự lão hóa của các cơ quan khác trong cơ thể (bao gồm cả hệ hô hấp).
Người già có tỷ lệ bị suy hô hấp cao hơn
-
Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên.
-
Nhóm người sinh sống hoặc làm việc ở trong môi trường khói bụi và nhiều các chất độc hại.
-
Người có tiền sử bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp hoặc đã từng bị chấn thương ở bộ phận này.
Nếu không có các giải pháp điều trị tích cực thì chứng bệnh này có thể gây nên khá nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một trong số đó phải kể đến như: các tổn thương ở não bộ, bị rối loạn nhịp tim, bị suy thận, nguy hiểm hơn có thể là tử vong.
5. Cách thức điều trị suy hô hấp
Dựa vào phân độ suy hô hấp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị, bác sĩ cần tuân thủ nguyên tắc đưa các oxy tuần hoàn đến những cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời, làm giảm lượng CO2 bị dư thừa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kết hợp phương pháp điều trị các biến chứng và loại bỏ những yếu tố gây bệnh khác. Cụ thể:
5.1. Liệu pháp oxy
Phương pháp này sẽ cung cấp thêm lượng oxy cho phổi nhằm hỗ trợ các hoạt động hô hấp. Đồng thời, chúng cũng sẽ thúc đẩy quá trình luân chuyển khí oxy đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Những kỹ thuật thường được áp dụng như:
Liệu pháp oxy được áp dụng trong điều trị bệnh
-
Sử dụng mặt nạ thông khí.
-
Sử dụng ống thông mũi.
-
NPPV (Phương pháp thông khí áp lực dương không bị xâm lấn).
-
Phương pháp mở khí quản.
-
Sử dụng máy thở cơ học.
-
Oxy hóa màng ngoài của cơ thể.
5.2. Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị như sau:
-
Corticoid: Có tác dụng giảm phù nề ở đường thở và có thể cải thiện những triệu chứng do bị viêm đường thở.
-
Nhóm thuốc giãn phế quản: Để kiểm soát những triệu chứng hen suyễn và giúp đường thở thông thoáng hơn, làm ổn định chức năng hô hấp.
-
Nhóm kháng sinh: Mục đích để tiêu diệt các loại vi khuẩn và những yếu tố làm nhiễm trùng phổi.
Với những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với phương pháp vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc loãng máu. Đồng thời, kết hợp với các bài tập để phục hồi chức năng cho phổi.
Nhìn chung, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu của bệnh suy hô hấp. Bạn có thể tìm đến những địa chỉ uy tín như Hệ thống Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Với gần 30 năm hoạt động cùng đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC là đơn vị y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Để đặt lịch khám tại bệnh viện, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Trên đây là những thông tin về các phân độ suy hô hấp mà bạn cần nắm rõ. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, bạn nên đi thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị thích hợp.