Đi tìm lời giải cho hiện tượng khó thở khi mang thai | Medlatec

Đi tìm lời giải cho hiện tượng khó thở khi mang thai

Mang thai là một quãng thời gian đánh dấu nhiều sự thay đổi ở cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc làm mẹ, thai phụ cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó chịu về sức khỏe, trong đó có sự xuất hiện của hiện tượng khó thở. Vậy bị khó thở khi mang thai là do đâu, có nguy hiểm không, khắc phục thế nào,...


14/08/2020 | Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến những bệnh lý nào
03/08/2020 | Những việc nên làm để giảm hiện tượng nghén khi mang thai

1. Vì sao mẹ bầu bị khó thở khi mang thai?

Hiện tượng khó thở khi mang thai xảy ra với nhiều mẹ bầu, ở những thời điểm khác nhau, phổ biến nhất là đầu và cuối thai kỳ, chủ yếu do:

- Sự thay đổi hormone

Khi mang thai do sự gia tăng nồng độ hormone progesterone kích thích trung tâm hô hấp ở não và ảnh hưởng tới phổi nên hơi thở của mẹ bầu trở nên gấp gáp hơn, xuất hiện tình trạng khó thở.

khó thở khi mang thai 

Sự thay đổi hormone cũng là lý do gây nên hiện tượng khó thở khi mang thai

- Sự lớn lên của thai nhi

Thai nhi càng phát triển thì tử cung càng mở rộng gây đè nén vùng dưới cơ hoành - 1 bộ phận kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi. Điều này khiến cho cơ hoành không mở rộng được nên mẹ bầu bị khó thở khi mang thai. Thậm chí có những trường hợp do thai nhi quá to và đạp khỏe làm cho cơ hoành bị ép chặt nên thai phụ thiếu oxy đến mức ngất xỉu.

- Giữ nước

Khó thở khi mang thai cũng là hiện tượng hay xảy ra ở những mẹ bầu gặp phải chứng phù nề. Do phù nề làm xoang mũi và phổi bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng khó thở.

- Thiếu máu

Do cơ thể khi mang thai phải dùng lượng sắt nhiều hơn để tạo ra các tế bào hồng cầu cần thiết và mang oxy đi nuôi cơ quan nội tạng, nuôi thai nhi. Vì thiếu lượng sắt dự trữ để làm điều này, để tạo oxy, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường khiến cho mẹ bầu bị thiếu máu nên khó thở.

- Bệnh van tim

Mẹ bầu bị bệnh van tim thường khó thở, mệt mỏi, suy tim, đau ngực, rối loạn nhịp tim,... Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được theo dõi sát sao từ bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé khi không được phát hiện kịp thời.

- Bệnh hen suyễn

Đối với mẹ bầu đã có tiền sử bệnh hen suyễn thì quá trình mang thai sẽ khiến cho những triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn nên rất khó tránh tình trạng khó thở.

- Thuyên tắc phổi

Khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi sẽ dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi và sinh ra hiện tượng đau ngực, ho, khó thở khi mang thai

2. Khó thở khi mang thai có phải là hiện tượng nguy hiểm?

Thực tế cho thấy có đến 60 - 70% thai phụ bị khó thở trong tam cá nguyệt thứ nhất, thứ 2 hoặc thứ 3 và hầu hết đều là triệu chứng bình thường, có thể sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ. Điều đáng nói là không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

khó thở khi mang thai 

Hiện tượng khó thở khi mang thai phần lớn không nguy hiểm cho thai phụ

Ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, tuy thai nhi chưa đủ lớn để gây ra các vấn đề về hô hấp nhưng sự gia tăng của hormone progesterone sẽ kích thích hô hấp, làm tăng nhu cầu cung cấp dưỡng khí sinh ra khó thở. Sang tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển nhiều hơn, cách thức hoạt động của tim cũng có sự thay đổi, lượng máu trong cơ thể tăng khiến tim phải bơm mạnh hơn nên khiến việc thở gặp khó khăn. Vào tam cá nguyệt thứ ba, nếu đầu của con nằm dưới xương sườn hay ấn vào cơ hoành của mẹ thì sẽ khiến mẹ bị khó thở.

Ảnh hưởng thường gặp nhất do tình trạng khó thở gây ra đó là khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu khó thở khi mang thai gây ra do sự tác động của thai kỳ thì không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, nó sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Những trường hợp khó thở do thiếu máu hoặc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi để có phương án xử trí hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai phải làm gì?

3.1. Khó thở khi mang thai - thời điểm cần gặp bác sĩ

Mặc dù hầu hết trường hợp khó thở khi mang thai không nguy hiểm nhưng nếu có những biểu hiện dưới đây, tốt nhất mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay:

- Tăng nhịp tim bất thường.

- Thở khò khè kéo dài.

- Khó thở kèm theo đau tức ngực.

- Môi, chân, ngón tay chuyển màu xanh.

3.2. Một số biện pháp khắc phục tại nhà

- Nghỉ ngơi

Ngay khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi và dừng các hoạt động thể chất, tập hít thở sâu và đều để điều hòa lại nhịp thở.

khó thở khi mang thai 

Bài tập thở giúp cải thiện tình trạng khó thở ở mẹ bầu

- Vận động nhẹ nhàng

Đi bộ vừa phải, tập yoga bầu,... là cách để cải thiện tình trạng khó thở, điều hòa nhịp tim. Những bài tập thở cũng rất tốt cho quá trình hô hấp. Đây là những hoạt động không quá nặng đã được nhiều mẹ bầu lựa chọn và thấy hiệu quả tương đối rõ rệt.

Mẹ bầu có thể tham khảo bài tập thở sau: đầu tiên hãy hít vào thật sâu kết hợp nâng cánh tay lên trên và hai bên; tiếp sau đó đặt cánh tay xuống hai bên, thở ra; tiếp theo nữa là hít sâu vào kết hợp nâng cao đầu rồi hạ thấp đầu xuống để thở ra và đặt tay lên lồng ngực; cuối cùng đẩy lồng ngực ra xa tay và hít thật sâu. Bài tập thở này sẽ làm tăng dung tích phổi để việc thở trở nên dễ dàng hơn.

- Thay đổi tư thế

Mẹ bầu cũng có thể điều chỉnh tư thế của mình để việc thở trở nên dễ hơn. Tư thế đứng hoặc giữ thẳng lưng là một gợi ý tốt bởi nó giúp phổi có được khoảng không để tiếp nhận oxy. Hoặc nếu khó thở vào buổi đêm thì mẹ bầu có thể chèn gối vào thân trên, lưng để hạn chế áp lực mà thai nhi gây lên phổi. Ngoài ra, nằm nghiêng về bên trái cũng giúp cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai bởi lúc này tử cung không đè lên động mạch chủ.

Mặc dù phần lớn các trường hợp khó thở khi mang thai không nguy hại nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Nếu thấy tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng khác thường thì tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56, với đội ngũ chuyên viên y tế dày dạn kinh nghiệm và vững vàng về kiến thức chuyên môn luôn sẵn lòng hỗ trợ mẹ bầu khi cần thiết, vì thế, đừng e ngại liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ tận tình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp