Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào?
18/05/2023 | Cảnh báo nguy cơ gia tăng viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma ở trẻ nhỏ 03/04/2023 | Viêm phổi do phế cầu khuẩn và những thông tin cần lưu ý 07/07/2022 | Điểm danh triệu chứng viêm phổi cấp và cách điều trị bệnh hiệu quả 24/06/2022 | Trẻ viêm phổi có triệu chứng như thế nào? Đâu là nguyên nhân gây bệnh?
1. Nguyên nhân gây nên viêm phổi thùy
Viêm phổi thùy là bệnh lý viêm nhiễm khiến cho các nhu mô ở 1 hay nhiều thùy phổi bị tổn thương. Bệnh lý này xuất hiện thường do nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác nhau.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Theo nghiên cứu, bệnh viêm phổi thùy thường xuất hiện do vi khuẩn, virus hoặc các loại ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh này cụ thể như sau:
Viêm phổi thùy thường do vi khuẩn phế cầu gây nên
-
Vi khuẩn: Nổi bật gồm các vi khuẩn phế cầu, kế đến là liên cầu, tụ cầu hay vi khuẩn haemophilus influenzae.
-
Virus: Một vài loại virus thường thấy như cúm, sởi hay ho gà,...
-
Các ký sinh trùng gây bệnh.
1.2. Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh
Bệnh viêm phổi thùy sẽ phát triển nhanh chóng và hình thành bệnh với những điều kiện thuận lợi như sau:
-
Giao mùa, trời trở lạnh (trời mùa đông là thời điểm bệnh dễ xuất hiện).
-
Cơ thể yếu, sức đề kháng giảm (nhất là nhóm người già và trẻ em).
-
Những người bị nghiện rượu hoặc thuốc lá.
-
Người thường phải nằm lâu ở trên giường bệnh và phải điều trị dài ngày.
-
Người có phần lồng ngực bị biến dạng điển hình như bị gù hoặc bị vẹo cột sống.
-
Trường hợp bị mắc các bệnh lý về phổi tắc nghẽn ví dụ COPD hay bị hen phế quản.
-
Người bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên.
2. Những triệu chứng điển hình của bệnh
Bệnh viêm phổi thùy khởi phát thường là do các vi khuẩn phế cầu. Những triệu chứng nhận diện của bệnh sẽ được chia ra làm hai nhóm gồm lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:
2.1. Biểu hiện lâm sàng
Theo các chuyên gia, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như sau:
-
Bị sốt cao đột ngột khoảng 39 - 40o kèm theo các triệu chứng như rét run, mạch đập nhanh, mặt ửng đỏ, bị kích thích vật vã, vài giờ sau sẽ cảm thấy khó thở, cơ thể bị toát mồ hôi, môi tím tái, thậm chí có thể bị hôn mê.
Sốt cao là một triệu chứng lâm sàng của bệnh
-
Đối với những bệnh nhân cao tuổi, những triệu chứng này thường sẽ ít rầm rộ hơn.
-
Người bệnh bị sốt có thể đi kèm với những triệu chứng co giật, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
-
Triệu chứng đau tức ngực thường xuyên diễn ra, bị đau ở bên tổn thương. Cơn đau sẽ tăng dần khi bệnh nhân nằm nghiêng về một bên bị tổn thương..
-
Ho khan thời gian đầu, những đợt ho nhẹ và sau đó sẽ xuất hiện ho có đờm đặc màu gỉ sắt, ho nhiều thành từng cơn.
-
Rối loạn tiêu hóa, thường hay buồn nôn, bị đau hoặc chướng bụng.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ nhìn thấy những dấu hiệu của bệnh như:
-
Vài giờ đầu nghe phổi sẽ thấy có tiếng rì rào phế nang suy giảm ở bên tổn thương, có thể có tiếng cọ màng phổi.
-
Khi đến giai đoạn toàn phát khám sẽ thấy các rung thanh tăng, gõ đục và rì rào ở phế nang giảm (thậm chí là mất), có tiếng thổi ống.
2.2. Biểu hiện cận lâm sàng
Một vài triệu chứng cận lâm sàng của viêm phổi thùy cụ thể như sau:
Dựa vào chụp X-quang có thể phát hiện và đánh giá tình trạng viêm phổi thùy
-
Chụp X-quang tim phổi: Nhìn thấy hình ảnh một đám mờ của một hoặc một phân thùy phổi hình tam giác với phần đáy quay ra ngoài và phần đỉnh quay ngược vào trong rốn phổi.
-
Xét nghiệm: Kết quả cho thấy số lượng các bạch cầu tăng cao hơn và bạch cầu trung tính cũng tăng.
-
Cấy đờm nhằm mục đích xác định các vi khuẩn thường là do phế cầu
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
Nếu bệnh nhân không được phát hiện đúng lúc và được điều trị kịp thời thì chỉ sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng này sẽ nhiều hơn. Sau đó, cơn sốt giảm, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, những cơn ho ít dần và bớt đau ngực hơn. Tuy nhiên, khi đi khám, các triệu chứng thực thể vẫn còn tồn tại và vẫn làm ảnh hưởng đến phổi.
Bệnh lý này ít đe dọa đến tính mạng, thế nhưng vẫn sẽ có những trường hợp người bệnh bị sốc biểu hiện như: Bị khó thở, môi tím tái, mạch đập nhanh hơn, huyết áp giảm có thể khiến bệnh nhân tử vong vì bị trụy tim mạch hoặc phù phổi,...
4. Phương án điều trị bệnh
Nguyên tắc điều trị viêm phổi thùy như sau:
-
Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ.
-
Bù nước và điện giải.
-
Điều trị những triệu chứng đi kèm.
-
Kết hợp cùng một chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đồ lỏng dễ tiêu, bổ sung nhiều nước và ăn nhiều trái cây,...
Bệnh được điều trị hiệu quả với kháng sinh
Dựa vào kháng sinh đồ, phương án điều trị sẽ được lựa chọn như sau:
-
Bệnh nhân sẽ được bù nước và điện giải thông qua đường uống với oresol hoặc đường truyền tĩnh mạch với dung dịch Nacl 0,9%.
-
Giải quyết các triệu chứng của bệnh: Làm giảm cơn đau ở ngực và giảm nhẹ cơn sốt bằng liều lượng paracetamol 10 - 15mg/kg trọng lượng cân nặng. Người bị sốt dưới 38,5oC sẽ được chườm ấm ở vùng bẹn và nách. Trong trường hợp bị đau ngực nhiều sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau với công dụng chống viêm nhóm Nsaid.
-
Nếu người bệnh bị khó thở nhiều, cơ thể tím tái, mạch đập nhanh và nhỏ, huyết áp giảm,... sẽ được cho thở oxy hoặc thông khí nhân tạo. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị trụy mạch thì sẽ cho truyền dịch và dùng thêm thuốc vận mạch.
5. Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi thùy
Để phòng bệnh viêm phổi thùy, chúng ta cần biết những lưu ý sau đây:
Những giải pháp phòng bệnh hiệu quả hơn
-
Cần điều trị triệt để những ổ nhiễm khuẩn ở các khu vực như tai - mũi - họng và cả những đợt cấp viêm phế quản mạn tính.
-
Có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và hạn chế tình trạng nhiễm bệnh.
-
Không uống nhiều rượu bia hoặc các chất kích thích có hại.
-
Giữ ấm cho cơ thể, nhất là cổ và ngực khi trời trở lạnh.
-
Tuân thủ lịch trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
Cho đến nay, theo các nghiên cứu y học, bệnh đã được điều trị bằng nhóm thuốc kháng sinh cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, với những trường hợp phát hiện khi bệnh đã trở nặng thì có thể xuất hiện biến chứng khá nguy hiểm. Chính vì vậy, cá nhân mỗi người cần phải nắm rõ cách phòng bệnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn. Quý khách có thể liên hệ đặt lịch khám tại MEDLATEC thông qua hotline 1900 56 56 56 nhanh chóng và tiện lợi.
Những thông tin về bệnh lý viêm phổi thùy mà bạn đang tìm hiểu đã được cập nhật ở trên. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này, nắm được cách phòng bệnh hiệu quả và có kế hoạch thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình.