Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính và có khả năng gây tử vong cao đối với người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng chống đột quỵ là thực sự cần thiết với bất cứ ai. Có những cách phòng chống đột quỵ nào mà bạn có thể áp dụng? Tham khảo ngay các thông tin được MEDLATEC chia sẻ dưới đây nhé!
06/01/2023 | Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 02/01/2023 | Tắm khuya có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và gây đột quỵ không? 16/12/2022 | Đột quỵ mùa lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Vì sao cần thực hiện các cách phòng chống đột quỵ?
Đột quỵ có thể xảy xảy ra một cách đột ngột với bất cứ ai. Đột quỵ thường để lại nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống như suy giảm trí nhớ, liệt nửa người hoặc toàn thân,... Thậm chí, trong một vài trường hợp, đột quỵ có thể gây tử vong đối với người bệnh.
Chính vì vậy, việc thực hiện các cách phòng chống đột quỵ là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bạn.
2. Các cách phòng chống đột quỵ mà bạn nên biết?
Theo khuyến cáo của chuyên gia, để phòng chống đột quỵ, bạn có thể tham khảo các giải pháp dưới đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là cách phòng chống đột quỵ mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày. Các vấn đề bạn cần lưu ý gồm có:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng hàm lượng với các nhóm chất là protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
-
Không sử dụng một lượng quá nhiều trong một lần ăn. Hoặc ăn quá ít trong một ngày. Bạn cũng có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để giảm các áp lực lên dạ dày và hệ thống tiêu hóa.
-
Ưu tiên sử dụng các loại rau củ, hoa quả tươi sạch để bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ thống mạch máu của cơ thể và tăng cường quá trình lưu thông máu.
-
Sử dụng cá chứa nhiều omega-3 và các chất béo không no nhằm giảm thành phần cholesterol xấu trong máu, giảm xơ vữa mạch hay quá trình hình thành các cục máu đông.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn
Đặc biệt, người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu lên não,... nên xây dựng một chế độ ăn uống riêng với sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Tập thể dục, thể thao
Một cách phòng chống đột quỵ khác mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể thực hiện được chính là tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Giải pháp này đem lại đến nhiều lợi ích cụ thể như giảm lo lắng, căng thẳng, tăng lưu thông máu, cải thiện sức đề kháng của cơ thể,... Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn phòng chống đột ngụy hiệu quả.
Tùy theo sở thích cá nhân, thể trạng cơ thể mà bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục khác nhau. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, tối thiểu nên tập từ 4 – 5 buổi/tuần và mỗi lần tập từ 20 – 30 phút.
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe, ngừa tai biến – đột quỵ có thể xảy ra
Người cao tuổi có thể tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh hoặc đi bộ. Trái lại, người trẻ có thể tập với các bài tập cần nhiều năng lượng hơn như tập gym, khiêu vũ, chạy bộ, chơi bóng rổ...
Giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái
Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là một trong những tác nhân khiến đột quỵ có thể xảy ra. Ví dụ như người bị stress thường có xu hướng hút thuốc, sử dụng uống rượu bia, thức khuya,... Điều này khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, máu lưu thông kém và gây ra đột quỵ.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần duy trì một tinh thần, lối sống thoải mái trong cuộc sống. Hạn chế việc lo âu, căng thẳng trong thời gian dài.
Điều trị các bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý liên quan như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ đối với người bệnh. Do đó, để phòng chống đột quỵ, bạn cần thực hiện điều trị và cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.
Giữ ấm cho cơ thể
Theo kết quả thống kê, đột quỵ có xu hướng gia tăng nhiều hơn vào mùa lạnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nguyên nhân chính là do khi thời tiết trở lạnh, hormone catecholamine trong cơ thể được tiết ra nhiều hơn khiến người bệnh dễ gặp tình trạng cao huyết áp và gây đột quỵ.
Như vậy, một cách phòng chống đột quỵ khác mà bạn có thể áp dụng chính là giữ ấm cho cơ thể, tránh tắm quá muộn, không tắm bằng nước lạnh và uống nước ấm mỗi ngày.
Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia
Liên tục sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá có thể gây đột quỵ đối với người sử dụng. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia có tỷ lệ bị đột quỵ cao hơn so với người không có thói quen này.
Bỏ thuốc lá giúp là cách bảo vệ sức khỏe khỏi đột quỵ được khuyến cáo từ chuyên gia
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên hạn chế hoặc hoặc tìm cách từ bỏ thuốc lá, rượu bia trong cuộc sống của mình.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Các cơn đột quỵ thường xảy ra bất ngờ và thậm chí bạn không thể nhận ra các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ vẫn đang diễn ra mỗi ngày. Chính vì vậy, một giải pháp hiệu quả trong phòng chống lại đột quỵ chính là chủ động thực hiện các thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Người có nguy cơ bị đột quỵ nên ưu tiên thực hiện các thăm khám sức khỏe định kỳ
Trong đó, bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ cho sức khỏe 2 lần/năm hoặc tối thiểu là 1 lần/năm. Với người đang mắc các bệnh lý mạn tính thì tần suất thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể nhiều hơn.
Trên đây là tổng hợp các giải pháp phòng chống đột quỵ mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Đột quỵ là rất nguy hiểm khi không được phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó, để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của đột quỵ, bạn cần xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa phù hợp.
Nếu bạn đang cần các tư vấn đề liên quan đến vấn đề đột quỵ hoặc có nhu cầu thực hiện các kiểm tra liên quan, khoa Thần Kinh của MEDLATEC là địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn.
Để đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.