Đột quỵ là tình trạng hay xảy ra vào mùa đông với tỷ lệ gia tăng lên đến 30% theo nghiên cứu từ cục Thống kê, kiểm chứng và đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu. Nhằm giúp bạn đọc nắm rõ nguyên nhân cũng như cách phòng tránh đột quỵ mùa lạnh, xin mời theo dõi trong bài viết dưới đây.
21/11/2022 | Tầm soát đột quỵ: Chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm 14/11/2022 | Đột quỵ não - Cảnh báo tình trạng cấp cứu nguy hiểm! 09/11/2022 | Chuyên gia phổ biến nguyên tắc khi dùng thuốc chống đột quỵ
1. Giải thích đột quỵ là bệnh lý gì?
Đột quỵ còn được biết tới với tên gọi khác đó là tai biến mạch máu não. Hiện tượng này cho thấy não bộ đang bị tổn thương nghiêm trọng do chu trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm do bị thiếu oxy, không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tế bào. Trong vòng vài phút, nếu các tế bào không được cung cấp đủ máu, não sẽ chết.
Vì thế, người bị đột quỵ cần được đưa đi cấp cứu ngay, càng để lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều. Điều này tác động xấu đến chức năng vận động, khả năng tư duy của cơ thể dẫn đến tử vong.
Đột quỵ là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Có 2 loại đột quỵ chính bao gồm:
-
Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Tình trạng cục máu đông lại làm động mạch chủ bị tắc nghẽn làm cho quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở.
-
Đột quỵ xuất huyết: Hiện tượng các mạch máu đến não vỡ dẫn tới máu chảy nhiều, ồ ạt, xuất huyết não.
Thời tiết đang bước vào giai đoạn mùa đông nên có thể thấy đột quỵ mùa lạnh khiến nhiều người lo ngại. Vậy nguyên nhân chính là do đâu, phần tiếp theo sau đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
2. Nguyên nhân chính xảy ra đột quỵ mùa lạnh
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Y tế, sức khỏe cho biết số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ mùa lạnh tăng mỗi năm từ 15 đến 30%. Trong đó, nhiệt độ thay đổi bất chợt, đột ngột khiến máu đông và động mạch chủ tắc nghẽn tăng cao.
Nhiệt độ cứ giảm từ 2,9 độ C ở ngoài trời trong vòng 24 giờ rất dễ tăng nguy cơ đột quỵ. Sau đây là nguyên nhân chính khiến cho đột quỵ thường thấy nhiều trong mùa lạnh:
-
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (chẳng hạn như từ trong nhà hay chăn ấm bước ra ngoài trời lạnh) dẫn tới cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó, khiến mạch máu bị co hẹp lại trong lòng mạch, huyết áp tăng cao, lưu lượng của máu đến não bị giảm đi ⅕ so với thông thường và xảy ra tình trạng đột quỵ;
-
Nhiệt độ giảm sâu vào mùa đông làm cho độ nhớt máu tăng, máu dễ bị đông đặc tạo ra huyết khối, mạch tắc cứng. Điều này khiến cho lượng máu đến não ứ đọng lại, để lâu dần sẽ bị đột quỵ nếu không được phát hiện kịp lúc;
-
Thói quen ăn uống đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng vào mùa lạnh và ít muốn vận động. Hành động quen thuộc này có thể dẫn bạn đến gần hơn nguy cơ bị đột quỵ mùa lạnh;
-
Uống rượu bia thường xuyên vào mùa đông làm cho lượng cồn tồn đọng trong máu quá lâu. Kết quả gây ra huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu tăng cao và độ kết dính của máu giảm, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cũng tăng theo.
-
Người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ.
Số bệnh nhân mắc đột quỵ tăng cao vào mùa lạnh
3. Biểu hiện chung của tình trạng đột quỵ
Biểu hiện đột quỵ mùa lạnh có thể đến và biến mất trong chốc lát, rất nhanh và khả năng cao lặp đi lặp lại trong nhiều lần, gồm có:
-
Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, có cảm giác không còn chút sức lực, mặt hoặc một nửa mặt bị tê cứng khó cử động bình thường, cười méo mó;
-
Chân tay không thể vận động hoặc vận động khó khăn, một bên của cơ thể bị tê liệt hoàn toàn. Biểu hiện chính xác của đột quỵ đó là hai cánh tay không thể nâng được qua đầu trong cùng một lúc;
-
Phát âm khó, nói không rõ, bị dính chữ, nói ngọng ngắc ngứ bất thường. Bạn cũng có thể thử bằng cách nói các câu đơn giản và yêu cầu họ nhắc lại. Trường hợp họ không thể nhắc lại thì khả năng cao là dấu hiệu của đột quỵ mùa lạnh;
-
Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng đột ngột, không thể kết hợp các hành động cùng lúc;
-
Thị lực giảm bất chợt, mắt mờ nhòe, không nhìn rõ xung quanh;
Các cơn đau đầu dữ dội đến nhanh, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn
4. Biện pháp phòng ngừa triệu chứng đột quỵ
Bạn có biết rằng “thời điểm xấu” dễ gặp phải đột quỵ mùa lạnh là vào rạng sáng hoặc nửa đêm không? Do đó, để giảm thiểu những rủi ro của đột quỵ vì tác động của thời tiết, khí hậu, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:
4.1. Thiết lập khẩu phần ăn có dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đẩy lùi nguy cơ đột quỵ mùa lạnh đến từ bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu,...Bạn nên tuân thủ các chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ như sau:
-
Gia tăng khẩu phần ăn có các loại rau củ quả, đậu, ngũ cốc tốt cho sức khỏe;
-
Chọn thịt trắng, hải sản, trứng để giúp bổ sung protein, hạn chế thịt đỏ;
-
Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh;
-
Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa nhiều đường;
-
Không nên dùng mỡ động vật để nấu nướng, chế biến thức ăn. Chẳng hạn như là mỡ lợn đồng thời tránh ăn nhiều thịt mỡ, tóp mỡ, mỡ hành;
-
Tăng cường uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành.
4.2. Vận động, tập thể dục đều đặn
Tập thể dục, vận động cơ thể có vai trò tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe, nhịp tim khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và 4 lần/ tuần để phòng tránh nguy cơ cao mắc tim mạch và đột quỵ mùa lạnh.
4.3. Giữ ấm cho bản thân
Nhiễm lạnh là yếu tố chính dẫn đến cao huyết áp làm cho mạch máu chịu áp lực và bị vỡ. Do đó, bạn nên giữ ấm cho bản thân đặc biệt là những người cao tuổi trong thời tiết mùa đông.
4.4. Thói quen lối sống khỏe, lành mạnh
Hút thuốc lá, uống rượu bia mỗi ngày là nguyên nhân chính khiến đột quỵ mùa lạnh tăng cao. Trong đó, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Nếu bạn duy trì lối sống khỏe, bỏ thuốc lá từ 2 - 5 năm thì nguy cơ đột quỵ ngang bằng với người chưa hút thuốc bao giờ.
4.5. Thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ
Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ là một trong các cách giúp ngăn ngừa đột quỵ mùa lạnh cũng như có biện pháp phòng ngừa với người có tiền sử đột quỵ. Từ đó, bác sĩ có thể đề ra kế hoạch điều trị tối ưu để kiểm soát tình trạng của bệnh hiệu quả, an toàn.
Chụp CT - một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ tầm soát đột quỵ
Bạn hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân trong giai đoạn chuyển mùa để tránh gặp phải đột quỵ mùa lạnh. Tuyệt đối không chủ quan khi có tiền sử bệnh lý dễ mắc đột quỵ.
Nếu gặp phải các triệu chứng trên, bạn hãy đến khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để đặt lịch khám sức khỏe, quý khách hãy liên hệ đến tổng đài: 1900 56 56 56.