Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
12/06/2023 | Các giai đoạn sốt xuất huyết - cách phòng ngừa và điều trị 05/06/2023 | Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết: mọi vấn đề cần biết 02/06/2023 | Phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả theo lời khuyên của chuyên gia
1. Tại sao mắc bệnh sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị sớm.
Hầu hết, virus Dengue xuất hiện trên cơ thể người là do các cá thể muỗi (phổ biến là aedes aegypti hoặc muỗi aedes albopictus) gây ra thông qua các vết đốt. Các nhà khoa học đã chia sốt xuất huyết thành 4 chủng:
Vì các chủng khá đa dạng nên một khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ rất dễ bị tái phát sang chủng khác.
Sốt xuất huyết lây truyền thông qua muỗi vằn mang mầm bệnh (Aedes aegypti)
2. Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu?
Vì mức độ hồi phục cũng như sức đề kháng của cơ thể mỗi người là khác nhau nên thời gian kéo dài bệnh sốt xuất huyết cũng khác nhau. Nhìn chung, sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày theo nhiều giai đoạn từ ủ bệnh đến phục hồi. Cụ thể:
2.1 Thời kỳ ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh sẽ bắt đầu khi người bệnh bị muỗi vằn đốt. Trong thời kỳ này, cơ thể dường như không có sự thay đổi nhiều nên cũng khó nhận biết. Sau khoảng từ 3 đến 14 ngày hoặc 4 đến 7 ngày mới dần phát bệnh.
Hầu như thời kỳ ủ bệnh sẽ không bộ lộ ra bất kỳ triệu chứng nào, nếu có cũng rất khó để nhận biết và dễ bị nhầm lẫn so với các căn bệnh thông thường khác.
2.2 Giai đoạn sốt
Sau khi quá trình ủ bệnh kết thúc, người bệnh sẽ bị sốt liên miên. Trong ba ngày đầu, nhiệt độ cơ thể có thể sốt cao lên tới khoảng 39 độ C đến 40 độ C.
Sốt xuất huyết đe dọa sức khỏe cho trẻ nhỏ
Giai đoạn thứ hai này sẽ khiến bệnh nhân khá mệt mỏi. Một số biểu hiện xuất hiện như đầu đau nhức, chân tay mình mẩy đau, đau các cơ khớp và vùng quanh hốc mắt. Người bệnh kén ăn, cảm thấy buồn nôn hoặc đau tức thượng vị. Bên cạnh đó nhiều trường hợp còn bị chảy máu chân răng, chảy máu cam bất chợt.
2.3 Giai đoạn nguy hiểm của bệnh
Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu phụ thuộc khá nhiều vào giai đoạn này. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Thông thường, giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 ngày liên tiếp. Tình trạng sốt có thể được thuyên giảm nhưng thực tế người bệnh vẫn chưa thực sự ổn mà có thể có nguy cơ mắc các triệu chứng nặng hơn như:
-
Xuất huyết ở da: điển hình là các chấm ban đỏ xuất hiện ở cẳng chân và mặt trong của đùi, bụng, cánh tay.
-
Xuất huyết niêm mạc: cụ thể là tình trạng chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
-
Xuất huyết nội tạng: biểu hiện gồm xuất huyết não hoặc dạ dày.
-
Khi thoát huyết tương nhiều dẫn đến tràn dịch màng phổi, gan phồng to, cơ thể phù nề, da căng.
-
Sốc với biểu hiện: vật vã, giảm huyết áp, đầu các chi tê lạnh, các cơ quan suy giảm chức năng,…
2.4 Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ hơn khi tần suất các cơn sốt không còn nhiều và có thể đã dứt hẳn, ăn uống cũng ngon hơn. Bước vào giai đoạn này mức độ nguy hiểm của bệnh không còn cao nên bệnh nhân có thể an tâm phục hồi sức khỏe.
Hình ảnh dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
3. Làm gì để người sốt xuất huyết nhanh hồi phục?
Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Để nhanh phục hồi, bản thân mỗi người cần phải trang bị kiến thức cần thiết về loại bệnh này. Dưới đây, là một số những quy tắc cơ bản bạn cần tuân thủ khi mắc bệnh:
3.1 Thường xuyên theo dõi nhiệt độ
Sốt xuất huyết gây ra sốt cao nên bạn cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Nếu sốt trên 38 độ cần hạ sốt bằng các liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể áp dụng các phương pháp khác như chườm mát, nằm nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng.
Lưu ý rằng, khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ, thời gian giữa các liều cũng như loại thuốc dùng phù hợp với cơ thể.
3.2 Bổ sung nước cho bệnh nhân
Sốt sẽ khiến cơ thể toát mồ hôi liên tục. Điều này khiến cơ thể bệnh nhân có thể bị mất nước nên sau khi hồi phục bạn cần bổ sung nước đúng cách và nghỉ ngơi đầy đủ. Không chỉ riêng đối với sốt xuất huyết mà việc uống nước hàng ngày cũng rất cần thiết khiến cho máu được lưu thông và hạn chế tình trạng sốc phản vệ.
Để đạt hiệu quả tốt nhất hãy cho bệnh nhân uống Oresol hoặc nước hoa quả như nước cam chanh,... Nên cho người bệnh uống từ từ, từng chút một.
3.3 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no. Các loại đồ ăn cay nóng hoàn toàn không phù hợp bởi chúng sẽ dẫn đến khó tiêu.
Bổ sung dinh dưỡng giúp bệnh nhân sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn
3.4 Sử dụng thuốc điều trị
Như đã nói, bệnh nhân có thể sử sử dụng thuốc để cắt cơn sốt, nhưng liều dùng cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự tư vấn. Đặc biệt, không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, ibuprofen.
Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng hồi phục cũng như cách chăm sóc tận tình của người thân và bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như: sốt cao, đau bụng, chảy máu chân răng, bồn chồn, khó chịu,... để kịp thời chẩn đoán, điều trị.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết, Quý vị có thể gọi đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.