Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé.
11/08/2022 | Khám tai mũi họng cho bé - những vấn đề cha mẹ nên lưu tâm 31/03/2022 | Cảnh giác với các bệnh tai mũi họng thường gặp 18/11/2021 | Nguyên nhân và cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé đơn giản
1. Có nên hút mũi cho bé hay không?
Đối với những mẹ lần đầu nuôi con thì không khỏi có những thắc mắc như nên hút mũi cho bé hay không? Những trường hợp nào cần phải hút mũi? Trẻ sơ sinh có hút mũi được không?....
Có nên hút mũi cho trẻ hay không?
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ chịu tác động bởi các yếu tố gây hại từ bên ngoài dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp, cảm lạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi đó, trẻ có thể gặp những vấn đề như sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè do dịch nhầy tiết ra nhiều hoặc đờm trong cuốn họng.
Hút mũi là cách để mẹ giúp đường hô hấp của con thông thoáng và dễ thở hơn
Để giúp trẻ dễ thở và làm sạch, thông thoáng đường hô hấp thì hút mũi để tống dịch nhầy và đờm ra ngoài là biện pháp hữu hiệu. Đặc biệt, ở những trẻ dưới 2 tuổi sẽ không biết cách khịt mũi hay khạc đờm thì hút mũi là việc cần thiết để bé thở dễ dàng hơn. Với những trẻ lớn có thể tự khạc đờm thì có thể không cần hút mũi. Nhưng trong trường hợp bé không ý thức được như co giật, hôn mê,... thì các bậc phụ huynh vẫn có thể hút mũi cho con theo hướng dẫn của bác sĩ.
Qua những lý do trên có thể thể, các mẹ nên hút mũi cho bé, kể cả trẻ sơ sinh khi xuất hiện các vấn đề trên liên quan đến hô hấp. Tuy nhiên, mẹ cần phải thực hiện hút mũi đúng cách để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng sức khỏe hoặc tổn thương đường thở của bé và cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những trường hợp cần hút mũi cho trẻ
Nếu bé nhà bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì mẹ có thể tiến hành hút mũi để thông thoáng đường thở cho con:
-
Trẻ nhỏ có biểu hiện khó thở, thở khò khè nhưng chưa biết cách để tống dịch và đờm ra ngoài.
-
Trẻ gặp một số vấn đề về đường hô hấp, sổ mũi, cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tiết dịch đi kèm tình trạng ho có đờm, khó tống đờm trong cuống họng ra ngoài.
-
Trẻ được bác sĩ chỉ định hút mũi để làm sạch đường hô hấp trên.
Em bé chỉ được hút mũi khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
2. Hút mũi cho bé như thế nào là đúng cách?
Đường thở của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu không thực hiện đúng cách đôi khi còn gây tác dụng ngược dẫn đến xây xát hoặc nhiễm trùng nặng hơn. Để hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U hay ống bơm tại nhà đúng cách, các mẹ cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Làm ẩm và loãng dịch nhầy
Để quá trình hút mũi diễn ra thuận lợi và dễ dàng, đầu tiên mẹ cần phải làm ẩm mũi để dịch nhầy bên trong loãng.
Các bước hút mũi cho trẻ cần thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương con
Bước 2: Hút mũi
Sau khi chất nhầy đã được làm loãng, mẹ tiến hành hút mũi cho bé như sau:
-
Để bé nằm trên khăn sạch, kê chân cao hơn đầu để tránh trường hợp dung dịch đi sâu vào bên trong.
-
Nếu dụng cụ hút mũi là ống bơm thì cần phải đẩy không khí ra ngoài trước khi đưa vào mũi. Đặt ống bơm vào mũi sao cho khớp kín rồi tiến hành bóp để lấy dịch nhầy.
-
Đối với dụng cụ hút mũi chữ U thì giữ cố định đầu của bé, đưa đầu lớn vào mũi còn đầu nhỏ thì hút lấy dịch nhầy ra ngoài.
Lưu ý khi thực hiện phải tiến hành nhẹ nhàng và trường hợp bé cử động mạnh thì ngưng hút mũi để không làm tổn thương và khiến bé sợ.
Sau khi đã hút xong, mẹ cần loại bỏ hết chất dịch bên trong và vệ sinh ống bơm. Đợi khoảng 4 - 5 phút mà bé vẫn còn thở khò khè thì có thể tiến hành với bên mũi còn lại. Tuy nhiên không thực hiện quá 3 lần trong một ngày.
Bước 3: Vệ sinh dụng cụ
Vệ sinh dụng cụ là một trong những khâu quan trọng không kém để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ cần phải dùng cọ để làm sạch ống bơm, rửa nhiều lần với xà phòng và nước ấm rồi đem nấu trong nước sôi 2 - 3 phút để khử trùng sau đó phơi ráo nước và đem cất.
3. Một số lưu ý khi hút mũi cho bé
Khi hút mũi cho con, các bậc cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
-
Không dùng miệng để hút mũi cho bé vì khoang miệng người lớn có chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau có thể tấn công hệ miễn dịch non nớt của trẻ.
-
Không lạm dụng việc hút mũi vì thực hiện quá thường xuyên sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương, trầy xước hay thậm chí bị teo, giảm khả năng cản bụi của mũi và gây nhiễm trùng.
-
Cần vệ sinh và khử trùng dụng cụ trước và sau khi thực hiện hút mũi.
-
Sau khi hút mũi cho bé xong phải rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Việc hút mũi cho bé là cần thiết và thực tế không quá khó. Tuy nhiên mẹ vẫn phải biết cách thực hiện và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý hút mũi cho bé hay lạm dụng quá mức khiến tình trạng của con ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sau khi hút hết dịch nhầy cần vệ sinh mũi bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
Trường hợp các vấn đề hô hấp của trẻ sau khi hút mũi không có biểu hiện thuyên giảm thì tốt nhất mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra sức khỏe và có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu mẹ chưa biết địa chỉ nào tin cậy để khám bệnh cho con thì có thể tham khảo Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ tại MEDLATEC đảm bảo sẽ hỗ trợ hết mình để giúp bé có một sức khỏe tốt.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56 của bệnh viên để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.