Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả.
09/11/2022 | Bệnh chàm sữa là gì? Những điều quan trọng cha mẹ nên biết 17/05/2021 | Giúp cha mẹ tháo gỡ băn khoăn làm gì khi trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa
1. Tìm hiểu về tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa hay lác sữa thường xảy ra với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh với những đặc điểm như da khô, bong vảy, mẩn đỏ,... Chàm sữa có thể do các nguyên nhân khác nhau và tùy vào từng giai đoạn mà bé sẽ có những biểu hiện đặc trưng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thực tế đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến 2 yếu tố là di truyền và cơ địa trẻ dễ bị dị ứng.
-
Thông thường, những gia đình có bố mẹ hay người thân mắc các bệnh như hen suyễn, viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng thời tiết, vảy nến,... thì trẻ sinh ra dễ bị chàm sữa hơn những em bé bình thường.
-
Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đặc biệt là với những bé có cơ địa dễ dị ứng. Những yếu tố từ bên ngoài như ve, rận, mạt, nấm mốc, vụi bẩn, phấn hóa, lông thú cưng,... rất dễ gây dị ứng với da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Ngoài ra, các rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa, thức ăn, cách cho bé, nhiễm trùng,.... cũng có thể là lý do gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng
Khởi đầu của bệnh chàm sữa là các nốt mẩn đỏ trên da ở hai bên gò má. Đi kèm ngứa, bong vảy, mụn nước,... có thể xuất hiện ở các vị trí như má, trán và cằm sau đó lan đến tay, chân, lưng, bụng. Tình trạng này không lây nhiễm những có khả năng tái phát nhiều lần, nhất là thời điểm tiết trời trở lạnh. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết chàm sữa ở trẻ qua những dấu hiệu sau:
-
Dạ mặt dày, tăng sắc tố, vùng mí mắt và gò má sạm, sờ có cảm giác khô, thô ráp.
-
Mụn nước xuất hiện từng hạt nhỏ li ti sau đó tập trung thành đám lớn, vỡ ra và chảy dịch gây ngứa, tróc vảy.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chàm sữa khiến bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến quấy khóc ở giai đoạn đầu tuy nhiên không quá nguy hiểm. Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh phải theo dõi con liên tục vì bé có thể lấy tay cào mặt gây tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Việc phát hiện và điều trị chàm sữa sớm sẽ giúp bé mau chữa khỏi bệnh
Chàm sữa ở trẻ rất dễ nhận biết ngay từ khi mới xuất hiện triệu chứng, lúc này các mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp chữa trị thích hợp, tránh trường hợp bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Hiện nay, lác sữa là một bệnh viêm da cơ địa chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hầu hết có tác dụng làm giảm triệu chứng trên da kết hợp với quá trình chăm sóc bé từ gia đình. Một số trường hợp chàm sữa nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà tắm bằng dung dịch sát khuẩn kết hợp bôi thuốc Corticosteroid.
Để giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc như sau:
Vệ sinh thân thể đúng cách
Khi bé bị chàm sữa, các mẹ cần chú ý tắm rửa vệ sinh thân thể cho con sạch sẽ để loại bỏ những tác nhân gây hại.
-
Nên sử dụng nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng khi tắm cho trẻ.
-
Nếu sử dụng sữa tắm hoặc thảo dược cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh tình trạng kích ứng khiến bệnh nặng hơn.
-
Không tắm quá lâu và hạn chế chà xát, nhất là những nơi da đang bị tổn thương.
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị chàm sữa để loại bỏ tác nhân gây hại
Loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da
Một số yếu tố bên ngoài có thể khiến chàm sữa tiến triển nặng hơn nên các mẹ cần:
-
Không cho trẻ tiếp xúc với những khu vực có nhiều bụi bẩn, khí thuốc lá, lông thú cưng, phấn hoa, ...
-
Thường xuyên vệ sinh các loại ga, chăn, mền, hạn chế các loại hóa chất như bột giặt nhạy cảm với da bé.
Với những trẻ sơ sinh, việc bú mẹ hoàn toàn ở 6 tháng đầu đời sẽ hạn chế được nguy cơ bị chàm sữa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho con qua sữa mẹ như trứng, lạc, hải sản,...
Tạo môi trường không khí ẩm
Môi trường không khí quá khô có thể ảnh hưởng lên tình trạng da của trẻ. Do đó, các mẹ cần chú ý đến độ ẩm không khí, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của con. Môi trường xung quanh trẻ luôn cần phải sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế tình trạng chàm sữa.
Bên cạnh đó, dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng thô ráp là việc làm cần thiết. Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không có mùi, phù hợp với da bé và có nguồn gốc rõ ràng. Bôi kem ngày 2 lần sẽ vừa cho hiệu quả giảm đau vừa cải thiện các triệu chứng chàm sữa trên da trẻ.
Bôi kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da trẻ bị chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu các mẹ có biện pháp chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khi bé xuất hiện các triệu chứng của chàm sữa thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra và xác định tình trạng bệnh. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho mẹ lời khuyên về cách chăm sóc con thích hợp và an toàn.
Nếu con bạn đang gặp các vấn đề về chàm sữa, có thể đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Đây là một trong những địa chỉ uy tín và an toàn được nhiều bà mẹ tin tưởng và đánh giá cao trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ hiện nay. Mẹ có thể liên hệ đặt lịch trước với các bác sĩ chuyên khoa hoặc hỗ trợ tư vấn thông qua số hotline: 1900 56 56 56, sẽ có nhân viên tư vấn và hướng dẫn cụ thể.