Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Triệu chứng - nguyên nhân - phòng ngừa và điều trị | Medlatec

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Triệu chứng - nguyên nhân - phòng ngừa và điều trị

Viêm tiểu phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ bùng phát thành dịch trong điều kiện thời tiết lạnh. Giai đoạn đầu, bệnh gây ra những triệu chứng giống với cảm cúm thông thường nhưng sau đó, có thể tiến triển nhanh chóng, dẫn tới suy hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


01/04/2022 | Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm - Nguyên nhân và cách điều trị
25/10/2020 | Đừng lơ là với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là một loại nhiễm trùng đường hô hấp mà nguyên nhân phổ biến là do virus gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới tuổi dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản hơn những nhóm tuổi khác là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và còn yếu. Khi bị bệnh, các ống tiểu phế quản của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết dịch làm cản trở quá trình lưu thông khí qua phổi, từ đó dẫn tới tình trạng khó thở. 

Vào mùa đông và thời gian đầu của mùa xuân, thời tiết ở miền Bắc lạnh và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Do đó, đây chính là thời điểm dễ bùng phát dịch. Bệnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy, giọt bắn khi trẻ bị bệnh ho hay hắt hơi,... 

Suy hô hấp do viêm tiểu phế quản

Suy hô hấp do viêm tiểu phế quản

- Nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như sau: 

+ Rối loạn chức năng hô hấp.

+ Chứng xanh tím do thiếu oxy.

+ Ngưng thở: Đây là biến chứng thường gặp ở những đối tượng trẻ sinh non, hoặc trẻ 2 tháng tuổi. 

+ Mất nước.

+ Suy hô hấp.

+ Tràn khí màng phổi. 

+ Xẹp phổi.

+ Viêm tai giữa ở trẻ.

+ Thậm chí là nguy cơ tử vong. 

2. Nguyên nhân dẫn tới viêm tiểu phế quản ở trẻ

- Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em là virus. Trong đó, thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV). Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh chóng, do đó rất dễ bùng phát thành dịch. 

Các trường hợp trẻ lớn hoặc người lớn nhiễm loại virus này chỉ có một số biểu hiện rất nhẹ như cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, loại virus này có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. 

Ngoài RSV, một số loại virus khác cũng có thể gây bệnh nhưng ít gặp hoặc rất hiếm gặp, có thể kể đến như Adenovirus, Rhinovirus, virus Parainfluenza. 

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Những đối tượng trẻ có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản là: 

+ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trong đó, những trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn cả. 

+ Các trường hợp trẻ sống trong khu vực đang bùng phát dịch cúm hoặc một số bệnh về hô hấp do virus RSV.

+ Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải thuốc lá thụ động. 

+ Trẻ không được bú sữa mẹ. 

+ Trẻ sinh non. 

+ Trẻ bị bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh hay suy giảm hệ miễn dịch. 

+ Trẻ đã từng mắc một số bệnh như viêm mũi họng hay viêm amidan,…

+ Trẻ có anh chị em bị viêm tiểu phế quản. 

3. Trẻ bị viêm tiểu phế quản có biểu hiện như thế nào?

- Tiểu phế quản bị sưng viêm thường kèm theo tình trạng tiết dịch nhầy khiến cho đường thở hẹp và tắc nghẽn. Do đó, trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện như sau: 

+ Ho. 

+ Chảy nước mũi trong. 

+ Có thể sốt vừa hoặc sốt cao. 

Trẻ bị ho kéo dài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác

Trẻ bị ho kéo dài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác

- Khoảng 3 đến 5 ngày sau đó: 

+ Những cơn ho của trẻ ngày càng nặng hơn và kèm theo đó là tình trạng khó thở hay thở rít. 

+ Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện một số triệu chứng như nhịp thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm, thông khí phổi kém, có thể nghe tiếng ran rít. 

+ Trẻ bỏ bú. 

+ Tím tái. 

- Triệu chứng thở khò khè thường kéo dài trong khoảng 7 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, những cơn ho sẽ giảm dần trong 14 ngày. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp, bệnh có thể diễn biến lâu dài trong vài tuần lễ. 

- Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Ở giai đoạn đầu, trẻ có những triệu chứng giống với tình trạng cảm cúm thông thường. Do đó, bác sĩ khuyên rằng, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường về đường hô hấp dưới đây: 

+ Trẻ ho nhiều và xuất hiện khó thở sau khi ho. 

+ Trẻ bỏ bú, bỏ ăn.

+ Ngủ nhiều, ngủ li bì, một số trường hợp ngủ ngay cả khi đang bú. 

+ Hay quấy khóc. 

+ Sốt cao. 

+ Da nhợt nhạt, môi xanh. 

+ Khô miệng và không đi tiểu trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng. 

+ Thở nhanh, khó thở, tức ngực.

+ Thóp đầu của trẻ bị lõm vào trong. 

+ Đối với những trẻ sinh non hoặc mắc các bệnh tim, phổi bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch,… cha mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận hơn và kịp thời đưa trẻ đến viện trong trường hợp cần thiết. 

4. Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

Tùy vào độ tuổi, thể trạng sức khỏe và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng. Lưu ý, bệnh do virus gây ra nên không điều trị bằng kháng sinh. Ngoại trừ những trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp. 

Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường về đường hô hấp

Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường về đường hô hấp

- Đối với những trường hợp nhẹ, các bậc phụ huynh có thể chăm sóc con tại nhà bằng những phương pháp sau: 

+ Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

+ Cho trẻ uống nhiều nước. 

+ Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ cho trẻ. 

+ Thường xuyên vệ sinh mũi và miệng cho trẻ. 

+ Theo dõi để phát hiện sớm những bất thường của trẻ. 

+ Không cho trẻ tiếp xúc với một số yếu tố làm tăng mức độ bệnh như phấn hoa, thuốc lá, các loại mùi kích thích khác. 

+ Cha mẹ đưa con đi tái khám định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia. 

- Khi trẻ có biểu hiện nặng cần đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chăm sóc, điều trị theo phác đồ phù hợp. 

5. Phòng ngừa viêm tiểu phế quản bằng cách nào?

- Trước khi tiếp xúc với trẻ, người lớn nên rửa tay bằng cồn hoặc xà phòng diệt khuẩn.

- Giữ ấm cho trẻ. 

- Cách ly trẻ bị bệnh để tránh lây lan sang những trẻ khác. 

- Cho trẻ uống đủ nước. 

 

Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả

Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả

- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong ít nhất 12 tháng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá,…

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và các đồ vật, đồ chơi trẻ hay tiếp xúc. 

Miền Bắc đã bước vào mùa đông với nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, do đó, cha mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp cho trẻ, đồng thời đưa trẻ đi khám sớm nếu có những triệu chứng bất thường để trẻ được điều trị sớm, nhanh khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Cha mẹ cần tìm hiểu thêm thông tin về viêm tiểu phế quản ở trẻ hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho con, có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp