Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết | Medlatec

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.


27/04/2023 | Vitamin K2 là gì? Cần lưu ý ra sao khi dùng vitamin K2?
26/04/2023 | Vitamin K1 là gì? Có tác dụng ra sao đối với cơ thể?
12/12/2020 | Tìm hiểu vai trò của Vitamin K đối với con người

1. Tại sao trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K?

1.1. Trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp gặp vấn đề gì?

Trẻ sơ sinh không có đủ lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể thì không thể hình thành cục máu đông. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu ở nhiều vùng của cơ thể. Tình trạng chảy máu thường xảy ra nhanh và đột ngột.

Thiếu vitamin K liều cao có thể khiến trẻ bị xuất huyết não

Thiếu vitamin K liều cao có thể khiến trẻ bị xuất huyết não

Tuy chảy máu do thiếu nồng độ vitamin K không thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng khi xảy ra thì nó lại gây nên hậu quả nghiêm trọng. Trung bình, khoảng 5 trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này có 1 trẻ tử vong. 

Điều đáng lưu tâm nữa là trong số trẻ bị xuất huyết do thiếu vitamin K thì có 1/2 trẻ bị xuất huyết não hoặc tổn thương não vĩnh viễn. Các trường hợp khác thường xuất huyết ở các bộ phận khác. Có không ít trẻ sơ sinh phải truyền máu và một số bắt buộc phải phẫu thuật.

Tình trạng xuất huyết não do thiếu vitamin K có thể xảy ra khi:

- Khởi phát sớm 24 giờ đầu sau sinh: chủ yếu xảy ra ở thai phụ dùng kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc chống lao, thuốc chống đông máu làm cản trở đến khả năng hấp thu vitamin K.

- Từ ngày tuổi thứ 2 đến ngày tuổi thứ 7.

- Từ tuần thứ 2 - 4.

Vẫn có trường hợp đến khi trẻ được 6 tháng tuổi mới được chẩn đoán thiếu vitamin K nhưng chủ yếu là ở: trẻ bú mẹ hoàn toàn không được tiêm vitamin K để dự phòng xuất huyết sau sinh.

1.2. Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh có tác dụng như thế nào?

Sau khi chào đời, nguồn dinh dưỡng chính nuôi cơ thể trẻ là từ sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ khá thấp (chỉ khoảng 2 - 5mcg/l). Trong thai kỳ, lượng dự trữ vitamin tự nhiên đi qua nhau thai cũng thấp. 

Một điều đáng nói nữa là hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên không thể tự hấp thụ để tổng hợp vitamin được. Vì thế, tiêm vitamin K cho trẻ chính là cách để bổ sung lượng vitamin thiếu hụt, giúp trẻ được phòng ngừa và bảo vệ trước nguy cơ chảy máu do thiếu vitamin K.

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K ngay sau khi chào đời để phòng ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vitamin K ngay sau khi chào đời để phòng ngừa xuất huyết do thiếu vitamin K

2. Thời điểm tiêm và liều tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Sau khi sinh, trẻ cần được tiêm 1 mũi vitamin K1 hoặc K3 1. Bộ Y tế nước ta đã có công văn hướng dẫn về việc này như sau:

- Trẻ sơ sinh > 1500g: tiêm bắp 1mg vitamin K1.

- Trẻ ≧ 1500g: tiêm bắp 0.5 mg vitamin K1.

Việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cần thực hiện ngay sau khi trẻ chào đời. Liều lượng tiêm được khuyến cáo cao hơn so với nhu cầu hàng ngày vì khi chào đời trẻ sơ sinh không có nhiều vitamin K và cũng sẽ không được cung cấp đủ vitamin này cho đến khi trẻ được gần 6 tuổi. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này đã được giải thích ở trên. Vì thế, đối với cơ thể của trẻ sơ sinh thì liều lượng được tiêm không hề vượt quá mức cho phép.

Khi tiêm vitamin K vào cơ thể trẻ nó sẽ có 2 cách thức hoạt động:

- Một phần đi vào máu ngay lập tức để vitamin K trong máu tăng lên và vì thế mà lượng vitamin K ở trẻ không bị xuống thấp trong giai đoạn mới chào đời.

- Phần nhiều hơn lưu trữ lại trong gan sau đó  được hệ thống đông máu dùng dần.

- Phần còn lại được giải phóng chậm trong 2 - 3 tháng tiếp theo để cơ thể trẻ được cung cấp một nguồn vitamin K ổn định.

3. Trẻ có thể uống vitamin K thay vì tiêm vitamin K có được không?

Hiện Bộ Y tế vẫn khuyến cáo có thể bổ sung vitamin K cho trẻ bằng 1 trong 2 đường: tiêm bắp hoặc uống. Vì thế, nếu không tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh thì trẻ cần được uống đủ 3 liều vitamin K theo lịch trình:

- Liều thứ nhất: ngay sau khi chào đời: 2mg vitamin K1.

- Liều thứ hai: khi trẻ được 7 ngày tuổi: 2mg vitamin K1.

- Liều thứ ba: khi trẻ tròn 1 tháng tuổi: 2mg vitamin K1.

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung vitamin K đường uống nhưng không hiệu quả bằng đường tiêm

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung vitamin K đường uống nhưng không hiệu quả bằng đường tiêm

Tuy nhiên, so với uống thì tiêm vitamin K hiệu quả cao hơn. Một số nghiên cứu thực hiện tại Hà Lan, Đức, Úc,... cho thấy tiêm vitamin K có thể ngăn ngừa xuất huyết não ở trẻ tốt hơn và thời gian kéo dài hơn so với bổ sung đường uống. Ngoài ra, tiêm vitamin K trẻ chỉ cần bổ sung 1 lần duy nhất còn uống vitamin K trẻ cần đủ 3 lần mới có được hiệu quả bảo vệ toàn diện. 

Vì thế, nếu vì lý do bất khả kháng khiến trẻ không thể tiêm vitamin K thì cha mẹ cần ghi nhớ để cho con đi uống vitamin K đúng lịch.

4. Cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K ở đâu?

Quy định chung của Bộ Y tế đã được ban hành, việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cần được diễn ra ở mọi cơ sở y tế địa phương và trung ương, ở bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân.

Thường thì, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vitamin K ngay sau khi chào đời, tại phòng sinh thường hoặc phòng mổ. Tuy nhiên, nếu lo lắng và muốn chắc chắn con có được tiêm mũi tiêm này thì các bậc cha mẹ có thể tham khảo trước thông tin tại bệnh viện mà mình dự sinh. Sau khi sinh xong cha mẹ cũng nên hỏi lại nhân viên y tế để xác nhận lại xem con đã được tiêm vitamin K chưa, đề phòng trường hợp mũi tiêm này bị bỏ sót.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh đã trở thành khuyến cáo bắt buộc ở mọi trẻ, ngay sau khi chào đời. Chỉ với 1 mũi tiêm trẻ sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ xuất huyết do thiếu hụt vitamin K cho đến tận 6 tháng tuổi. Cha mẹ đừng vì sợ con bị đau mà trì hoãn mũi tiêm hay thay đổi hình thức bổ sung vitamin K cho con. Việc làm này sẽ dễ đẩy trẻ vào hàng loạt di chứng không thể khôi phục được trong những năm tháng sau đó của cuộc đời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp