Cấu trúc hộp sọ người và một số vấn đề thường gặp | Medlatec

Cấu trúc hộp sọ người và một số vấn đề thường gặp

Hộp sọ người được tạo nên từ nhiều mảnh xương nhằm mục đích bảo vệ não bộ và nâng đỡ khuôn mặt. Bên cạnh đó, xương sọ còn giúp cố định được khoảng cách ở giữa hai mắt và hai tai để thực hiện các chức năng khác. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về hộp sọ để giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của bộ phận này.


15/03/2023 | Chụp MRI sọ não là gì? Ưu điểm và cần lưu ý gì?
15/03/2023 | Chụp CT sọ não trong khám sức khỏe để làm gì?
06/02/2023 | Chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
13/01/2023 | Triệu chứng chấn thương sọ não kín và hở

1. Hộp sọ người là gì?

Xương sọ người là bộ phận định hình cấu trúc cho phần đầu, giúp nâng đỡ khuôn mặt và là lớp bảo vệ não tốt nhất. Xương trong hộp sọ người có thể chia ra thành những phần như xương sọ (để tạo nên hộp sọ) và các xương mặt (tạo thành khuôn mặt). 

Hộp sọ người là bộ phận quan trọng bảo vệ não bộ

Hộp sọ người là bộ phận quan trọng bảo vệ não bộ

Trong hộp sọ có tất cả hai loại xương gồm: 

  • Xương phẳng (Flat bones): Là các xương mỏng và phẳng. Một vài mẩu xương có thể sẽ cong nhẹ một chút. 

  • Xương không đều (Irregular bones): Các xương có hình dạng khá rắc rối.

Hộp sọ của người hoạt động tương tự như một cấu trúc để bảo vệ não bộ, giúp cố định được khoảng cách giữa 2 mắt giúp chúng ta quan sát được các lập thể và giúp cố định vị trí của 2 tai. Nhờ đó, não bộ có thể nhận được các tín hiệu âm thanh và phán đoán được phương hướng một cách chính xác nhất. 

Tổng quan chung về hộp sọ như sau:

  • Trong hộp sọ gồm có 22 xương tất cả.

  • Ngoài xương thì hộp sọ cũng có sụn và các dây chằng.

  • Khung xương mặt sẽ không bao gồm phần sụn mũi và các răng.

  • Trong hộp sọ có các lỗ sinh học.

  • Chỉ có 1 xương ở trong hộp sọ có khả năng di chuyển: Xương hàm.

  • Hộp sọ của nam giới sẽ lớn và nặng hơn so với nữ giới. Trong khi đó, hộp sọ của nữ có cấu tạo tròn và ít nhô ra hơn. 

  • Xương của hộp sọ sẽ bao gồm xương sọ và xương mặt với 8 chiếc xương sọ và 14 chiếc xương mặt.

  • Hộp sọ có cấu trúc vô cùng chắc chắn. Để nghiền nát được một hộp sọ phải cần một lực trung bình khoảng 356,07kg. 

Cấu trúc hộp sọ chắc chắn để bảo vệ bộ não

Cấu trúc hộp sọ chắc chắn để bảo vệ bộ não

2. Giải phẫu hộp sọ người

Hộp sọ người được cấu thành từ rất nhiều xương khác nhau với chức năng chính là nâng đỡ khuôn mặt và bảo vệ bộ não. Cấu trúc của một hộp sọ như sau:

2.1. Xương sọ

Có tất cả 8 xương chính để tạo nên một hộp sọ. Những chiếc xương này sẽ được kết nối lại bằng các đường khớp sọ (gọi là cranial sutures). Đây đều là các dải mô dạng sợi tương tự như những đường kết nối. 

Những xương chính ở hộp sọ gồm có:

  • Xương sàng: Hình chữ nhật nhỏ - vị trí ở trong khoang mắt và nằm ở phía sau của khoang mũi.

  • Xương trán: Một chiếc xương phẳng để tạo nên vùng trán. Phần xương này được kéo dài từ trán đến vùng cơ ức đòn chũm. Chúng tạo thành một khớp để nối các xương đỉnh lại với nhau. Đây cũng là xương góp phần hoàn thiện hốc mắt trên. 

  • Xương chẩm: Nằm ở phía sau đầu, chúng được liên kết với các ống chẩm. Lỗ lớn nằm ở đáy sọ có phần tủy sống đi qua. Cấu trúc của chiếc xương này nằm ở gần phía dưới của hộp sọ, gần với cột sống.

  • Xương đỉnh: Một cặp xương phẳng ở hai bên đầu và nằm ở phía sau của xương trán. 

  • Xương bướm: Một chiếc xương bất thường ở dưới xương trán. Chiếc xương này kéo dài theo chiều rộng hộp sọ để tạo nên một phần khá lớn của đáy sọ. 

  • Xương thái dương: Cặp xương không đồng đều ở dưới các xương đỉnh. 

Hộp sọ người gồm có 8 xương chính

Hộp sọ người gồm có 8 xương chính

Ngoài ra, hộp sọ cũng có các xương phụ khác gồm: 

  • Xương gò má.

  • Xương hàm trên.

  • Xương vòm miệng.

  • Xương mũi.

  • Xương lá mía.

  • Xoăn mũi dưới.

2.2. Lỗ sinh học và các khoang

Trong hộp sọ người đồng thời cũng có thêm các xoang chứa không khí. Chúng được gọi là những xoang cạnh mũi cùng với các lỗ sinh học. Các xoang này sẽ được lót bằng nhưng biểu mô hô hấp. Chúng có chức năng chính là làm giảm trọng lượng của hộp sọ và hỗ trợ cộng hưởng cho giọng nói. Đồng thời cũng làm ấm và làm ẩm lượng không khí được đưa vào trong khoang mũi. 

Lỗ sinh học chính là các khe hở nhỏ có ở phía bên trong của một hộp sọ. Chiếc lỗ lớn nhất nằm ở đáy sọ, đồng thời cho phép tủy sống, các mạch máu và cả những dây thần kinh có thể đi qua một cách dễ dàng nhất. 

3. Chức năng chính của hộp sọ

Hộp sọ được xem là một phần xương cực kỳ quan trọng trong cơ thể người. Hộp sọ có nhiệm vụ chính là bảo vệ não bộ - cơ quan vô cùng đặc biệt của cơ thể. Hộp sọ của người cũng gồm các khoang không gian với tên gọi là khoang sọ. Nơi đây có chứa các động mạch, dịch não tủy cùng với màng não. Bên cạnh đó, hộp sọ cũng là nơi cung cấp những gắn kết với nhiều cơ quan khác ở đầu. 

Hộp sọ có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khuôn mặt và bảo vệ não bộ

Hộp sọ có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khuôn mặt và bảo vệ não bộ

Tổng quan, hộp sọ hội tụ ba chức năng chính là:

  • Bảo vệ não bộ cùng những cơ quan khác có liên quan.

  • Cung cấp cấu trúc chính cho khuôn mặt và là bệ đỡ để nâng đỡ khuôn mặt.

  • Giúp định vị được khoảng cách giữa hai mắt và hai tai. Nhiệm vụ chính là giúp cho chúng ta có thể nhìn được các lập thể, có khả năng phân luồng âm thanh và giúp phán đoán phương hướng chính xác. 

4. Những vấn đề tác động đến xương hộp sọ thường gặp

Những chấn thương ở vùng đầu có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của hộp sọ. Đây có thể là những vấn đề bẩm sinh hoặc bị gãy xương, cụ thể:

4.1. Gãy xương

Đây là tình trạng xương sọ bị nứt, vỡ hoặc bị tổn thương. Tình trạng này thường sẽ tùy thuộc vào lực tác động cũng như vị trí bị đánh ở trên hộp sọ và các vật thể gây chấn thương. Các loại gãy xương sọ phổ biến như:

  • Gãy xương lõm.

  • Gãy nền sọ.

  • Gãy xương tuyến tính.

  • Đường gãy khớp.

Gãy xương là chấn thương xảy ra khi có một lực đánh mạnh vào vùng đáy sọ. Đây là một tình trạng đặc biệt và quá trình điều trị sẽ tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau như tuổi tác, sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của các chấn thương,...

Đa số các trường hợp bị gãy xương hộp sọ đều phải được điều trị bởi những bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ khám và đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Gãy xương sọ làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Gãy xương sọ làm ảnh hưởng đến sức khỏe

4.2. Dính khớp sọ

Tình trạng này có thể có những tác động không tốt đối với trẻ sơ sinh có các khớp sọ đóng sớm. Việc này sẽ khiến cho hộp sọ người có một hình dạng bất bình thường. Nhiều trường hợp còn khiến cho nhiều đặc điểm ở trên dương mặt bị biến dạng. 

Những dấu hiệu nhận biết khi gặp phải tình trạng này sẽ rõ ràng hơn khi trẻ được vài tháng tuổi. Mức độ nghiêm trọng sẽ tùy thuộc vào số lượng của các khớp và thời điểm mà các khớp bị dính lại với nhau. Những dấu hiệu để nhận biết này có thể là: 

  • Hộp sọ bị biến dạng.

  • Bé có cảm giác bất thường hoặc thóp bị biến mất.

  • Có một mỏm cứng phát triển. Mỏm cứng này nhô lên và nằm dọc theo các khớp bị ảnh hưởng.

  • Phần đầu chậm hoặc có thể phát triển chậm hơn khi trẻ lớn dần.

Các nguyên nhân của tình trạng này thường không được xác định. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì dính khớp sọ có thể liên quan đến các yếu tố di truyền:

  • Dính khớp sọ không vì các nhiễm sắc thể.

  • Dính khớp sọ do gen.

Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều hệ lụy khá nguy hiểm:

  • Đầu bị biến dạng vĩnh viễn.

  • Bé chậm phát triển.

  • Nhận thức bị suy giảm.

  • Phớt lờ mọi việc xung quanh.

  • Bị mù hoặc có thể bị suy giảm thị giác.

  • Rối loạn các chuyển động của mắt.

  • Nguy hiểm hơn có thể là tử vong.

Hộp sọ người chính là cấu trúc được tạo ra để bảo vệ đầu và não. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cấu trúc của xương sọ sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của bộ phận này. Từ đó, bạn sẽ có được cho mình cách chăm sóc và phòng ngừa các nguy hiểm xảy ra với hộp sọ một cách phù hợp. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp