Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử trí phù hợp | Medlatec

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử trí phù hợp

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không nên chủ quan mà cần trang bị kiến thức để xử trí vấn đề này một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu mẹ quá bối rối và xử trí sai cách có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.


06/02/2023 | Bé sơ sinh bị sôi bụng kèm nôn trớ là dấu hiệu của bệnh gì?
16/05/2020 | Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa?

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xảy ra sau khi trẻ bú mẹ, là tình trạng sữa từ dạ dày bị trào lên ống thực quản. Sữa bị ọc ra rất dễ dàng, có rất ít hoặc không có lực. Nếu trẻ vẫn tăng cân bình thường thì mẹ không cần lo lắng quá. Thông thường, vấn đề này sẽ giảm dần khi trẻ đạt 8 đến 9 tháng tuổi. 

Ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn giữa việc bị ọc sữa với tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ khác với ọc sữa. Khi nôn trớ, trẻ thường rặn khá mạnh, do đó các chất trong dạ dày sẽ bắn mạnh ra ngoài. Chất nôn cũng sẽ nhiều hơn. Trẻ có thể bị kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, quấy khóc. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau: 

- Các cơ đường tiêu hóa hoạt động co bóp không đồng bộ dẫn tới rối loạn nhu động ruột khiến trẻ bị ọc sữa. 

- Nếu sau khi bú, trẻ quấy khóc hoặc vặn mình,... thì áp lực trọng bụng sẽ tăng lên nhiều và gây ra tình trạng ọc sữa. 

Bú bình có nguy cơ bị ọc sữa cao hơn so với bú mẹ trực tiếp

Bú bình có nguy cơ bị ọc sữa cao hơn so với bú mẹ trực tiếp

- Mẹ không cho bú đúng tư thế, trẻ sẽ có xu hướng nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Như vậy, sau khi bú, trong bụng bé vừa có chứa nhiều hơi, vừa có chứa nhiều sữa, khiến tăng nguy cơ bị ọc sữa. Trường hợp trẻ có thói quen bú nhanh, thời gian bú quá ngắn hoặc quá lâu và lượng sữa quá nhiều thì nguy cơ bị ọc sữa sẽ càng tăng. 

- Trẻ sinh non cũng dễ gặp phải tình trạng ọc sữa hơn. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và xử trí đúng cách thì cũng không quá đáng ngại. 

- Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một số trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do bệnh lý. Khi đó, ngoài biểu hiện ọc sữa, trẻ còn gặp phải một số dấu hiệu bất thường khác như chảy nước mũi, ho nhiều, sốt, đặc điểm phân bất thường,... Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ ọc sữa của trẻ có thể kể đến như: 

+ Chứng hẹp phì đại môn vị: Ở những trường hợp này, sữa đi qua môn vị rất khó khăn khiến trẻ có nguy cơ bị ọc sữa, nhất là từ tuần tuổi thứ 2 trở đi. Tình trạng này sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trẻ bị ọc sữa dữ dội, thậm chí nôn vọt và bị thường xuyên sau mỗi lần bú mẹ, thậm chí bị ọc tức thì khi trẻ vừa bú mẹ xong. Sau bị ọc sữa, các con thường rất đói và muốn bú ngay. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn không nên chủ quan mà cần đưa con tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. 

+ Lồng ruột: Là hiện tượng rất thường gặp ở những trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi bị lồng ruột trẻ cần được cấp cứu ngoại khoa kịp thời. Một số dấu hiệu lồng ruột là ọc sữa, trẻ khóc dữ dội, mặt xanh tái, đau bụng, đi tiêu nhày máu,...

3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, các bà mẹ nên giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không được bế trẻ lên mà cần nghiêng người trẻ sang bên trái, nâng trẻ lên một cách nhẹ nhàng và dùng khăn lau miệng cho trẻ. Mẹ không nên dùng miệng để hút sữa trong mũi của trẻ. Tốt nhất nên vệ sinh mũi miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. 

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt: 

- Trẻ đang khỏe mạnh nhưng bị ọc sữa nhiều, quấy khóc liên tục và kèm theo một số dấu hiệu bất thường. 

- Trẻ bị ọc sữa kèm theo tình trạng ho, chảy nước mũi, sốt, phân bất thường,...

- Tình trạng ọc sữa nhiều khiến trẻ sợ bú và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ cũng là những biểu hiện nghiêm trọng và cần được xử trí sớm. 

- Trẻ bị ọc sữa nhiều lần và dù mẹ đã chăm sóc, xử trí đúng cách nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện. 

4. Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa bằng cách nào?

Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau: 

Cần cho trẻ bú đúng cách

Cần cho trẻ bú đúng cách

- Không nên cho trẻ bú quá nhiều một lúc và cần cho trẻ bú đúng cách. 

+ Đặt núm vú vừa với miệng trẻ. Tránh để trẻ gắng sức khi bú. 

+ Nếu cho trẻ bú sữa bằng bình thì không được để bình sữa nằm ngang và không để sữa ngập núm vú. 

+ Không cho bú khi trẻ đang nằm. Nên bế trẻ lên và để đầu vai của trẻ cao hơn bình thường, hạn chế tình trạng trẻ bị gập cổ khi bú. 

+ Khi cho trẻ bú xong, mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng đứng, có thể để mặt trẻ áp vào ngực mẹ. Đồng thời mẹ nên vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ hơi, tránh nguy cơ nôn trớ, ọc sữa. 

- Cho trẻ bú mẹ trực tiếp sẽ tốt hơn cho trẻ bú bình. Nguyên nhân là khi trẻ bú trực tiếp, dạ dày của trẻ sẽ giãn ra đúng mức hơn, vừa đủ để chứa lượng sữa mà trẻ bú vào. 

Hơn nữa, khi trẻ bú trực tiếp, sữa chỉ chảy vào khi trẻ thực hiện động tác mút vú, lượng sữa sẽ không chảy liên tục vào miệng trẻ. Như vậy trẻ sẽ dễ dàng nuốt sữa và giảm nguy cơ bị rối loạn nhu động ruột. 

Không nên để trẻ quấy khóc trước và sau khi bú

Không nên để trẻ quấy khóc trước và sau khi bú

Việc vắt sữa ra bình khiến lượng kháng thể trong sữa mẹ bị giảm đi. Bên cạnh đó, nếu cho trẻ bú bình thì mẹ cần phải cẩn trọng trong việc vệ sinh bình sữa để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. 

- Không nên để trẻ quấy khóc trước và sau khi bú. 

- Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho trẻ. Vì nếu thiếu những vi chất này trẻ dễ quấy khóc, vặn mình và tăng nguy cơ bị ọc sữa. 

Trên đây là một số thông tin về cách xử trí và phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Để được tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp