Tình trạng dị ứng thời tiết tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến trẻ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị dị ứng với thời tiết và một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
14/01/2022 | Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh: Vấn đề mẹ không thể chủ quan 08/01/2022 | Gợi ý cho mẹ cách khắc phục dị ứng thời tiết sau sinh 04/01/2022 | Dị ứng thời tiết có lây không? Nên làm gì khi bị bệnh? 04/01/2022 | Bị dị ứng thời tiết có nên tắm không và cần lưu ý vấn đề gì?
1. Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị dị ứng thời tiết
Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với thời tiết. Đặc biệt, trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng yếu thì càng dễ mắc bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng thời tiết:
Dị ứng thời tiết là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ
Đây là biểu hiện rất đặc trưng của tình trạng dị ứng thời tiết. Trẻ có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, càng gãi càng cảm thấy ngứa. Trên da của trẻ xuất hiện những nốt sần, gần giống với những vết muỗi đốt. Những vùng da không được che chắn sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với những vùng da khác, chẳng hạn như da vùng mặt, cổ, chân tay,…
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng đều gặp phải các triệu chứng này. Cụ thể là trẻ có biểu hiện hắt hơi, chảy nhiều dịch mũi, trẻ khó thở,… Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vì những triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với những trường hợp cảm cúm.
Trẻ hắt hơi sổ mũi do dị ứng với thời tiết
Khi bị dị ứng, một số trẻ có sức đề kháng yếu và nhạy cảm hơn sẽ có thể kèm theo biểu hiện sốt.
Ngoài biểu hiện phát ban trên da, những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết còn kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như sau: Da bị khô và nứt nẻ, da bị tróc vảy, da sưng đỏ hơn bình thường,…
Khi bị dị ứng với thời tiết, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen sinh hoạt và vui chơi của trẻ. Khi những nốt phát ban xuất hiện và kèm theo tình trạng ngứa ngáy trên da, trẻ sẽ mất tập trung, mệt mỏi, buồn chán và biếng ăn hơn.
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị nổi mẩn trên toàn cơ thể. Thay vì những nốt ban, cơ thể trẻ có thể xuất hiện cả đám phù màu hồng cùng với đó là triệu chứng ngứa rát vô cùng khó chịu.
2. Những nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể của trẻ sẽ sản xuất ra nhiều histamin để chống lại những yếu tố kích thích từ môi trường. Từ đó, xuất hiện những triệu chứng dị ứng. Đây cùng chính là lý do vì sao hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết có sự thay đổi thất thường.
Trời lạnh và thời điểm giao mùa khiến trẻ rất dễ bị dị ứng
Lưu ý, ngay cả những trường hợp trẻ nhỏ nằm trong môi trường điều hòa cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng. Nguyên nhân là do sự tăng giảm nhiệt độ khiến cho làn da của trẻ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
Một số yếu tố như nấm mốc, phấn hoa hoặc bụi bẩn trong môi trường cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, những trường hợp cha mẹ bị dị ứng thời tiết thì con cái cũng có nguy cơ bị dị ứng cao hơn những đối tượng khác.
3. Cách xử lý và phòng ngừa tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ
- Sau khi được chăm sóc đúng cách và vệ sinh sạch sẽ, phần lớn những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết đều có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không gây ra những biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ cũng có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như sau:
+ Vùng da dị ứng sẽ lan rộng hơn và khiến da bị tổn thương nhiều hơn.
+ Gây viêm da cơ địa hoặc viêm kết mạc.
+ Khi trẻ quấy khóc nhiều, mệt mỏi và chán ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
+ Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, cơ địa của trẻ sẽ nhạy cảm hơn và có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý hơn.
- Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp xử trí tình trạng dị ứng với thời tiết của trẻ như sau:
+ Khi thời tiết lạnh hoặc đang trong thời điểm giao mùa, cha mẹ không nên cho trẻ ra khỏi nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cha mẹ cần lưu ý che chắn cho con cẩn thận để hạn chế tối đa những tác động xấu của môi trường tới làn da và hệ miễn dịch còn yếu của trẻ. Một số tác nhân gây dị ứng từ môi trường mà trẻ cần tránh đó là khói bụi, gió độc,…
Khuyến khích trẻ tập thể thao để tăng cường sức đề kháng
+ Mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, nên cắt móng tay cho trẻ hay đeo bao tay cho trẻ, không nên để trẻ gãi vào vết mẩn ngứa để tránh nhiễm trùng da.
+ Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Nên tắm nước ấm cho trẻ và sau khi tắm xong cần dùng khăn mềm để lau khô người cho trẻ, sau đó mới mặc quần áo cho trẻ.
- Để phòng ngừa tình trạng dị ứng với thời tiết ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
+ Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và uống đủ nước để giảm nguy cơ dị ứng. Đặc biệt nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, probiotic và các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
+ Khi cho trẻ ra ngoài, cần giữ ấm cho trẻ. Trong thời điểm giao mùa, hạn chế cho trẻ ra ngoài.
+ Cha mẹ nên động viên, khuyến khích trẻ chơi thể thao, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
Để được tư vấn thêm về vấn đề dị ứng thời tiết ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm với các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện.