Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 là một trong chủ đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Sau khi thế giới tạo ra được vắc xin và WHO kiểm nghiệm hiệu quả trên cơ thể người thì đây được coi là ảnh sáng trong con đường chống dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Nhưng có thực là vắc xin Covid-19 có tác dụng phụ hay không?
28/04/2021 | Quy trình xét nghiệm Covid - 19 chính xác do Bộ Y tế khuyến cáo 15/12/2020 | Quy trình xử trí bệnh nhân mắc Covid - 19 diễn ra như thế nào? 31/10/2020 | Hướng dẫn cách phân biệt Covid - 19 và cúm mùa 01/09/2020 | Làm cách nào để phân biệt Covid - 19 và cúm
1. Một số thông tin tổng quan về Covid-19
Kể từ khi ca nhiễm Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc vào cuối năm 2019 cho tới nay, chủng virus này đã biến đổi rất nhiều và gây nên một trận đại dịch trên toàn thế giới.
Cho tới thời điểm hiện tại, hầu hết trên thế giới đều bùng nổ dịch và khó kiểm soát hơn so với ban đầu. Các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức,... đã bị khủng hoảng vì dịch bệnh nhưng nhờ có vắc xin trong tay đã góp phần thành công chống dịch trong năm 2020. Nhưng với Việt Nam, dù đã thắt chặt an ninh và ngăn chặn dịch trong và ngoài nước nhưng hiện tại, số ca nhiễm của nước ta đã lên tới gần 40.000 ca sau đợt bùng dịch tháng 6 năm 2021.
Để có thể kiểm soát lại dịch, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định đề ra và đồng thời cung cấp vắc xin cho toàn thể nhân dân. Nước ta chỉ mới tiêm chủng cho khoảng 120.000 người (0,12% dân số cả nước) ít hơn nhiều so với các nước lân cận như Thái Lan (3,2%), Campuchia (16,7%),.. Dù vậy thì chính phủ cùng với người dân cả nước vẫn đang cố gắng từng ngày để có thể đáp ứng việc chủng ngừa cho cả nước.
Thông tin tiêm chủng phòng ngừa Covid-19 ở Việt Nam
Thế nhưng, nhiều người dân vẫn lo sợ và do dự khi tiêm phòng vì những phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 hoặc nhiều người hiểu lầm là tác dụng phụ vắc xin Covid-19 có thể mang lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Từ đó, dẫn đến những sự việc không tự nguyện hợp tác với cán bộ y tế và nhóm người đó sẽ làm đại dịch khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa đúng!
2. Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 là điều bình thường
Có thể nói như vậy, bời hầu hết với các loại vắc xin được nghiên cứu để cung cấp cho cơ thể con người khả năng miễn dịch với một loại bệnh đặc trị của vắc xin đó. Để có thể sản sinh ra kháng thể, chắc chắn cơ thể mỗi người với cơ địa khác nhau sẽ có phản ứng từ nhẹ tới trung bình khác nhau. Điều này chứng minh vắc xin đã có hiệu quả, gia tăng đáp ứng miễn dịch để tế bào miễn dịch có thể lưu thông khắp cơ thể từ đó tới vùng chứa virus và tiêu diệt virus gây hại đó.
Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19
Tất cả các loại vắc xin trước khi đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính an toàn trên cơ thể con người và có hiệu lực với bệnh đặc trị. Khi có phản ứng xảy ra thì đó là khi kháng thể được huấn luyện để nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-CoV-2 nếu mắc phải.
3. Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 thực sự là như thế nào?
Về cơ bản, tiêm vắc xin Covid-19 sẽ không có tác dụng phụ. Thay vào đó là các phản ứng sau tiêm. Sau quá trình nghiên cứu và phát triển ra các loại vắc xin Covid - 19 hiện nay, người ta cho kết quả lâm sàng rằng: Các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 có mức độ từ nhẹ tới trung bình sẽ tự động hết trong vài ngày kể từ ngày tiêm ngừa.
3.1. Phân loại phản ứng sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm có thể chia dựa theo 2 tiêu chí như sau:
Thứ nhất, dựa theo mức độ:
-
Phản ứng tại chỗ: vị trí tiêm có thể bị sưng đỏ, ngứa, đau,...
-
Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, sốt,...
-
Phản ứng bất thường, đe dọa đến tính mạng như sốt cao co giật, sốc phản vệ,....
Thứ 2, theo nguyên nhân (trùng hợp ngẫu nhiên, tâm lí lo sợ, do vacxin, do sai sót trong thực hành tiêm chủng , không rõ nguyên nhân).
3.2. Phản ứng thông thường sau tiêm:
-
Phản ứng tại vị trí tiêm ngừa: đau, buốt, nóng, đỏ, ngứa, sưng,... và các biểu hiện ở vùng da xung quanh đó. Thường có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn 10% số người được tiêm ngừa. Thường thì phản ứng này chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần và tự động khỏi sau khi tiêm.
Phản ứng tại điểm tiêm
-
Phản ứng trên toàn cơ thể: Cảm thấy cơ thể khó chịu toàn thân, có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, mỏi các khớp xương, các cơ bắp. Trường hợp này cũng thường gặp với người được tiêm chủng trên 10%. Tùy vào cơ địa từng người, một số sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc nếu đau buốt kéo dài hơn thì có thể xin thuốc theo chỉ định thăm khám của bác sĩ.
Mỏi khớp sau khi tiêm
Biểu hiện sốt cao
Chú ý: Ngay khi tiêm xong, không nên đi về nhà ngay mà phải ở lại nơi tiêm 30 phút - đây là nguyên tắc cần tuân thủ đối với hầu hết các loại vắc xin trong đó có cả vắc xin Covid-19. Lý do mà chúng ta phải tuân thủ là để bảo vệ chúng ta vì đây là thời gian xuất hiện các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 như phản ứng phản vệ sau tiêm.
Sau khi về nhà, cũng khuyến khích người được tiêm chủng tự theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 48 giờ đồng hồ kể từ lúc tiêm để có biện pháp xử lý khi có triệu chứng lạ sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
3.2. Phản ứng sốc phản vệ ít xảy ra
Đây là trường hợp rất ít khi xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Những người xuất hiện phản ứng này cần được đưa tới trung tâm y tế và nhận được sự hỗ trợ y tế nhanh nhất. Những người có phản ứng phòng vệ không được khuyến khích tiêm mũi thứ 2 để tránh trường hợp ảnh hưởng nặng tới sức khỏe. Cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC điểm qua một số biểu hiện của việc sốc phản vệ ở người tiêm ngừa Covid nhé.
-
Mề đay, phù mạch.
-
Khó thở, tức ngực, thở rít khó khăn.
-
Nôn mửa, đau bụng dữ dội.
-
Tụt huyết áp, tăng huyết áp bất thường.
-
Không kiểm soát được ý thức.
-
Co giật (kèm sốt hoặc không).
-
Áp xe vô khuẩn hoặc áp xe vi khuẩn, rò dịch.
Các biểu hiện sốc phản vệ có thể xảy ra
Khi gặp những vấn đề này, người thân hoặc chủ động người được tiêm phải liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Việc gặp sốc phản vệ dù rất hiếm nhưng cũng rất nguy hiểm.
3.3. Cần đề phòng đối với các trường hợp sau
-
Cơ thể người nhận tiêm ngừa có dị ứng với thành phần của vắc xin.
-
Thận trọng khi tiêm cho người có bệnh nền hoặc cơ địa dị ứng.
-
Không tiêm khi sức khỏe không được đảm bảo (bị bệnh đang điều trị, đang uống các loại thuốc ức chế miễn dịch,...).
-
Không tiếp nhận tiêm người đang bị sốt, nhiễm trùng có nhiệt độ cơ thể trên 37 độ.
-
Không tiêm khi xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết, bầm tím hoặc có tình trạng loãng máu.
4. Các việc cần làm trước khi đi tiêm
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số việc mà mọi người nên chuẩn bị trong khi chờ đợi đến lượt để tiếp nhận tiêm vắc xin. Nhờ vậy mà tránh được các sai lầm không đáng có và bảo vệ được sức khỏe của cơ thể chính bạn.
Những điều cần biết khi đi tiêm
-
Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân và khai báo thông tin cá nhân trên các app quản lý sức khỏe của Bộ Y tế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi tới trung tâm tiêm chủng.
-
Chuẩn bị các hồ sơ nếu cơ thể đã có bệnh nền về tim mạch, tiểu đường, dị ứng thuốc trước đó.
-
Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trước khi tiêm. Nếu có sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiếp nhận tiêm.
-
Đảm bảo nguyên tắc 5K để bảo vệ bản thân và cộng đồng khi tới cơ sở tiêm chủng.
-
Bù nước cho cơ thể để giảm thiểu các phản ứng.
-
Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,... trước khi tiêm để hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất.
-
Chủ động tìm kiếm về thông tin vắc xin cũng như: các phản ứng để kịp thời ứng phó và có các hành động đúng đắn khi có sự việc xảy ra
Tiêm vắc xin sớm là cách để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Hiện nay, Việt Nam chúng ta tiêm chủng với đầy đủ các bước và được theo dõi để đảm bảo an toàn cho mọi người dân tiếp nhận tiêm. Chính vì vậy, chúng ta không nên do dự, hoang mang hay phát tán tin đồn thất thiệt về biện pháp này cùng như phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19. Hãy tới với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ thông tin và kiểm tra sức khỏe một cách tốt nhất với đội ngũ y bác sĩ đạt chuẩn và thiết bị y tế hiện đại nhé!