Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
19/05/2023 | Khi tiêm ngừa HPV cần lưu ý điều gì? 04/02/2023 | Góc giải đáp: Chúng ta nên đi tiêm chủng HPV ở đâu? 17/08/2022 | Virus HPV có nguy hiểm không và biện pháp phòng ngừa hiệu quả 06/11/2021 | Tại sao tôi đã tiêm HPV nhưng vẫn mắc sùi mào gà?
1. Tổng quan về tiêm ngừa HPV
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được xếp vào top 3 bệnh thường gặp của nữ giới. Tuy nhiên, đây là một trong số ít những bệnh ung thư có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung là gì và vắc xin có công dụng ra sao?
1.1. Tìm hiểu bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm từ sự thay đổi bất thường của tế bào tại bộ phận này trong thời gian dài từ đó hình thành khối u ác tính. Nhiễm virus HPV là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho các tế bào ác tính hình thành ở cổ tử cung.
Hiện nay, có hơn 100 tuýp virus HPV gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau khi chúng tấn công vào bộ phận sinh dục. Trong đó có tuýp HPV 16 và HPV 18 là 2 tuýp chủ yếu dẫn đến ung thư. Ngoài ra nhóm HPV 31, 33, 45, 52, 58 và 59 cũng được đánh giá có nguy cơ gây ung thư và các bệnh sinh dục với mức độ trung bình - cao.
Ung thư cổ tử cung do nhiễm virus HPV 16 và 18
1.2. Công dụng khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung HPV
Vắc xin HPV được sản xuất dựa theo công nghệ tái tổ hợp ADN có cấu trúc và cơ chế tương tự virus HPV để gây bệnh tự nhiên. Lượng virus trong vắc xin ở mức giới hạn an toàn khi được đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt loại virus này. Nhờ đó, trong tương lai hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và chủ động tấn công, tiêu diệt khi có virus HPV xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể.
Vắc xin HPV giúp chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Mặc dù tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao nhưng hiện nay có thuốc đặc trị đối với căn bệnh này. Chính vì thế, tiêm ngừa vắc xin HPV là giải pháp giúp phụ nữ chủ động phòng ngừa và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Tiêm ngừa HPV trong giai đoạn từ 9 - 26 tuổi sẽ có hiệu quả lên đến 25 năm. Ngoài phòng ngừa ung thư mà vắc xin này cũng có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh khác gây ra do virus HPV.
2. Các loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, đang có 2 loại vắc xin HPV được tiêm chủng phổ biến gồm: Gardasil và Gardasil 9 thuộc thương hiệu dược phẩm Merck Sharp and Dohm tại Mỹ sản xuất.
Đối với Gardasil sẽ phòng chống các bệnh gây ra bởi 4 type HPV 6, 11, 16 và 18 như: ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, mụn cóc phụ khoa,... Vắc xin HPV - Gardasil 9 là phiên bản cải tiến hơn từ Gardasil. Ngoài 4 type HPV tương tự như Gardasil thì phiên bản này sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc các tổn thương tiền ung thư và các bệnh khác do virus HPV 31, 33, 45, 52 và 58 gây ra.
3. Vắc xin HPV tiêm mấy mũi là đúng? Lịch tiêm như thế nào?
Có rất nhiều người thắc mắc vắc xin HPV khi nào tiêm 2 mũi khi nào tiêm 3 mũi. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi là đúng chuẩn? Điều này sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin mà bạn lựa chọn tiêm ngừa. Ngoài ra ở các độ tuổi khác nhau sẽ có phác đồ tiêm ngừa phù hợp để đảm bảo cơ thể đáp ứng tốt nhất.
Vắc xin HPV tiêm mấy mũi sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin và phác đồ tiêm
Đối với vắc xin Gardasil 4 tuýp sẽ phải hoàn thành đủ 3 mũi vắc xin đối với tất cả các đối tượng tiêm ngừa. Mũi 1 và mũi 2 sẽ được chỉ định tiêm cách nhau 1 tháng. Mũi 3 sẽ tiêm cách mũi đầu tiên 6 tháng để nhắc lại.
Còn đối với Gardasil 9 sẽ có nhiều khuyến cáo về lịch chích ngừa phụ thuộc vào độ tuổi và phác đồ tiêm.
-
Phác đồ tiêm 2 mũi: Dành cho trẻ từ 9 - 15 tuổi với lịch tiêm mũi 2 cách mũi 1 từ 6 - 12 tháng.
-
Phác đồ tiêm 3 mũi: Dành cho người từ 9 - 26 tuổi với thời gian tiêm mũi 2 và mũi 3 từ khi hoàn thành mũi 1 lần lượt là 2 và 4 tháng.
-
Phác đồ tiêm nhanh 3 mũi: Chỉ dành cho người từ 15 tuổi - 26 tuổi. Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 tháng sẽ tiêm mũi 2. Thời gian tiêm mũi 3 sẽ sau mũi 2 tối thiểu 3 tháng.
Lưu ý: khi lựa chọn phác đồ tiêm bạn cần đảm bảo thực hiện đúng với thời gian đã được khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả tốt nhất đối với vắc xin.
4. Ai nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Việc tiêm vắc xin HPV được khuyến cáo nên thực hiện ở mọi đối tượng nữ giới để phòng chống chủ động ung thư. Các đối tượng từ 9 - 26 tuổi là nhóm được nhà sản xuất khuyến cáo tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, 9 - 15 tuổi là thời điểm tốt nhất được khuyến cáo tiêm phòng để phát huy tối đa tác dụng của vắc xin do lúc này cơ thể chưa có phơi nhiễm HPV.
Đối với những người từ 26 tuổi đến 40 tuổi cũng có thể tiêm ngừa HPV tuy nhiên hiệu quả của vắc xin sẽ không đảm bảo so với độ tuổi trước đó. Bởi vì lúc này cơ thể đã chứa virus HPV, vì thế nếu những người trong nhóm này có nhu cầu chích ngừa nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp.
Tiêm ngừa HPV được khuyến cáo cho bé gái, phụ nữ từ 9 - 25 tuổi
5. Những lưu ý khi chích ngừa HPV
-
Vắc xin HPV tiêm mấy mũi cũng cần đảm bảo đáp ứng đúng lịch tiêm để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
-
Những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin cần báo bác sĩ trước khi đăng ký chích ngừa.
-
Nên thực hiện kiểm tra sàng lọc phụ khoa và tầm soát ung thư trước khi tiêm ngừa để đảm bảo an toàn.
-
Vắc xin HPV thuộc nhóm dễ khan hiếm do nhu cầu ngày càng tăng cao vì thế bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín và có dịch vụ giữ thuốc để đảm bảo lịch tiêm không bị gián đoạn.
-
Nên hoàn thành chương trình tiêm ngừa HPV trước khi mang thai 3 - 6 tháng.
-
Một số tác dụng phụ sau khi tiêm HPV thường gặp như: sốt nhẹ, đau cơ, mệt mỏi, nổi mề đay, đau đầu,... và các triệu chứng này sẽ hồi phục hoàn toàn sau 48 giờ. Tuy nhiên, nếu sau tiêm có các triệu chứng khó thở, phù nề hoặc bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử lý kịp thời.
6. Dịch vụ tiêm ngừa HPV tại Hệ thống Y tế MEDLATEC
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêm ngừa HPV ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Và nếu bạn hoặc người thân đang trong độ tuổi từ 9 - 25 tuổi nên thực hiện tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.
Dịch vụ tiêm ngừa HPV an toàn, tiện lợi tại Hệ thống Y tế MEDLATEC
Khi đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng vắc xin luôn đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho mọi khách hàng. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được thăm khám và sàng lọc, cũng như tuân thủ các bước theo dõi sau tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vắc xin HPV tiêm mấy mũi cũng như những lưu ý khi tiêm ngừa. Vắc xin HPV là giải pháp phòng chống chủ động ung thư cổ tử cung, vì thế nếu bạn chưa thực hiện tiêm ngừa thì hãy liên hệ ngay với hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để đặt lịch tiêm sớm nhất.