Do chưa hiểu rõ về bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính nên nhiều người thường chủ quan. Nhưng đây là những sai lầm cần loại bỏ ngay. Dù là những khối u lành tính nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, những khối u thần kinh ngoại biên nãy vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là tình trạng tê liệt vĩnh viễn.
18/05/2021 | U thần kinh ngoại biên lành tính là bệnh gì và cách chẩn đoán
1. U thần kinh ngoại biên lành tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
1.1. U thần kinh ngoại biên lành tính là gì?
Những dây thần kinh ngoại biên có vai trò quan trọng trong việc điều khiển những hoạt động của cơ bắp con người, chẳng hạn như hành động đi bộ, nhặt đồ vật, chớp mắt hay một số hoạt động khác.
Những khối u thần kinh ngoại biên có thể gây mất thẩm mỹ
Những khối u thần kinh ngoại biên có thể xảy ra trên các dây thần kinh tại bất cứ một bộ phận nào trong cơ thể. Những khối y này thường do các nguyên bào sợi tăng trưởng bao quanh bó thần kinh gây ra, nhưng nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, trong đó cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Bệnh được phân loại như sau:
Schwannoma: Đây là một loại u thần kinh ngoại biên phổ biến. Vị trí của nó có thể là ở nhiều nơi trên cơ thể. Đối với bệnh nhân xuất hiện bệnh ở xương, cột sống,… người bệnh có thể đối mặt với tình trạng cơ thể bị biến dạng khi khối u ngày càng tăng kích thước. Nếu bệnh nhân có khối u ở phía trong tai sẽ có thể gây rối loạn thăng bằng hoặc suy giảm chức năng thính giác của người bệnh.
Những khối u lành tính nhưng khi tăng kích thước, chèn ép lên dây thần kinh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
U xơ thần kinh: Bệnh nhân có thể xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Bệnh thường được khởi phát từ một số bó thần kinh, thường phát triển bên trong các dây thần kinh.
Perineurioma: Loại u này hiếm gặp hơn và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn những khối u khác. Perineurioma thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên, có thể chèn lên sợi thần kinh gây ra tình trạng mất cảm giác ở một bên tay.
U mỡ: Những khối u này là dạng u mềm và thường không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể tăng sức ép lên dây thần kinh ở những vùng xung quanh. Vị trí xuất hiện thường là ở dưới đau vùng vai, lưng, cánh tay,… của bệnh nhân.
Người bệnh khó khăn trong việc giữ thăng bằng
U nang hạch: Nguyên nhân gây ra những khối u này hiện vẫn chưa được xác định. Khối u có thể khiến người bệnh đau nhức và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Một số trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp khi khối u chèn lên dây thần kinh xung quanh thì cần phải nhanh chóng điều trị.
1.2. U thần kinh ngoại biên lành tính có nguy hiểm không?
Những khối u thần kinh ngoại biên thường gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Hơn nữa, những khối u này, dù lành tính hay ác tính đều có khả năng chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
-
Làm tê, yếu ở vùng bị tác động.
-
Làm mất chức năng vùng bị tác động, thậm chí là mất chức năng vĩnh viễn.
-
Khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
-
Gây đau đớn cho người bệnh.
Chính vì thế, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, chẳng hạn như tình trạng da bị sưng, có u ẩn, ngứa, tê bì, đau không rõ nguyên nhân, có cảm giác chóng mặt,… bạn nên đi khám sớm. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.
2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính
2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán tình trạng u thần kinh ngoại biên lành tính, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để tìm hiểu về vị trí, tính chất của khối u, đánh giá về mức độ đau của người bệnh. Đồng thời khai thác một số thông tin của người bệnh chẳng hạn như một số triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình người bệnh, thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Sau đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện những loại xét nghiệm sau:
-
Xét nghiệm máu để đánh giá hàm lượng vitamin, glucose có trong máu, cũng như chức năng hệ miễn dịch,...
-
Tùy từng vị trí mà lựa chọn siêu âm, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để nhận biết rõ khối u thần kinh ngoại biên này có tính chất như thế nào
-
Xét nghiệm để đánh giá chức năng thần kinh của người bệnh như điện cơ ký,…
Từ bước thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị dành cho mỗi người bệnh.
2.2. Phương pháp điều trị bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính
Mỗi bệnh nhân sẽ được áp dụng những phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Trong đó:
Đối với những bệnh nhân có u mỡ, thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng những phương pháp kiểm soát triệu chứng, khi khối u chưa gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Phẫu thuật điều trị u thần kinh ngoại biên lành tính
U perineurioma và u nang hạch thường được áp dụng phẫu thuật cắt bỏ nhưng tỉ lệ tái phát cũng rất cao. Chính vì thế, bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
2.3. Một số lưu ý sau khi phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo và theo dõi cẩn thận:
-
Theo dõi sức khỏe tổng thể của người bệnh, chẳng hạn như chỉ số thân nhiệt, chức năng hô hấp, tình trạng huyết áp, mạch,….
-
Theo dõi về tình trạng thần kinh, đặc biệt là dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có bất thường, bệnh nhân cần dùng thuốc chống viêm hoặc có thể kết hợp phục hồi chức năng.
-
Theo dõi, quan sát hiện tượng chảy máu từ vết mổ; nếu có hiện tượng chảy máu quá nhiều, có thể phải phẫu thuật lại để cầm máu.
-
Theo dõi ống dẫn lưu. Những trường hợp được sử dụng ống dẫn lưu, sẽ được rút trong vòng 48 giờ đầu sau mổ.
-
Nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh để xử trí kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính. Đây là căn bệnh mà bạn không nên chủ quan vì nó dễ gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.