U thần kinh ngoại biên lành tính là bệnh gì và cách chẩn đoán | Medlatec

U thần kinh ngoại biên lành tính là bệnh gì và cách chẩn đoán

Bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính là căn bệnh khởi phát và sinh trưởng ở gần hoặc ngay trên các dây thần kinh ngoại biên. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường xảy ra những vấn đề như cảm giác bị rối loạn, vận động hàng ngày bị hạn chế. Ngoài ra các khối u thần kinh còn làm mất thẩm mỹ trên cơ thể.


13/05/2021 | Bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
19/04/2021 | Bệnh thần kinh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
31/03/2021 | Tìm hiểu về u thần kinh nội tiết - căn bệnh ít người biết

1. Tổng quan về u thần kinh ngoại biên lành tính

Trong hệ thần kinh của của con người, hệ thần kinh ngoại biên liên kết não bộ và tủy sống của hệ thần kinh trung ương với các bộ phận khác trên cơ thể. Những dây thần kinh ngoại biên này giúp kiểm soát, chi phối các chức năng hoạt động của cơ bắp con người. 

Các khối u thần kinh có thể xuất hiện dọc theo các sợi dây thần kinh

Các khối u thần kinh có thể xuất hiện dọc theo các sợi dây thần kinh

Các khối u thần kinh ngoại biên có thể được gây ra bởi các nguyên bào sợi tăng trưởng bao quanh bó thần kinh hoặc một số nguyên nhân không rõ ràng khác bao gồm có yếu tố di truyền. Những khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc trên các sợi dây thần kinh tại bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. 

Thông thường, những khối u thần kinh ngoại biên là những khối u lành tính, không phải ung thư. Tuy nhiên, chúng vẫn gây nên sự ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sự mất kiểm soát hoạt động của cơ thể. Khi bạn nhận thấy ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể xuất hiện những khối u hay có cảm giác đau, ngứa ran hoặc tê bất thường thì bạn nên tìm đến lời khuyên và sự chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên ngành.

Phân loại bệnh

Bệnh nhân có thể mắc phải một trong số các loại u thần kinh sau:

Schwannoma

Đây là một loại u thần kinh ngoại biên lành tính mà người trưởng thành rất hay mắc phải. Các khối u này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của người bệnh.

Ở một số trường hợp, người bệnh có thể gặp u Schwannoma phát triển ở cột sống hoặc xương gây nên tình trạng dị dạng và khi khối u phát triển với kích thước lớn thì sẽ rất khó khăn trong việc loại bỏ khối u.

Đối với một số hiếm bệnh nhân, u schwannoma phát triển ở vùng tiền đình (khu vực phía trong tai) có thể gây ra những rối loạn về sự thăng bằng hoặc thính giác của bệnh nhân.

U xơ thần kinh

Đây là một loại u thần kinh ngoại biên phổ biến với những bệnh nhân mắc u sợi thần kinh loại 1 (NF1), thường hình thành tập trung chủ yếu bên trong các dây thần kinh. Nó có thể khởi phát từ một số bó thần kinh và gây nên một số triệu chứng nhẹ đối với người mắc phải bệnh.

Perineurioma

Loại u thần kinh này là khá hiếm gặp và có thể phát triển chèn lên các sợi dây thần kinh. Trẻ em và người trẻ tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải các khối u Perineurioma nội sọ gây nên những suy yếu hoặc mất cảm giác ở một bên tay hoặc chân.

U mỡ lipoma có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh

U mỡ lipoma có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh

U mỡ

U thần kinh ngoại biên lành tính này còn có tên gọi khác là lipoma, được hình thành từ tế bào mỡ phát triển dần thành những khối u mềm. U mỡ thường xuất hiện ở dưới da vùng cổ, vai, lưng hoặc cánh tay của bệnh nhân. Các khối u này tuy có thể gây sức ép lên các dây thần kinh ơ khu vực xung quanh khối u nhưng lại không gây ra các cơn đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

U nang hạch 

Những khối u này phát triển thường không rõ nguyên nhân và tập trung ở vùng khớp cổ tay gây nên cảm giác đau nhức và những trở ngại trong hoạt động hàng ngày của người bệnh. U nang hạch có thể tự khỏi mà không cần có sự chăm sóc y tế nào nhưng nếu nó phát triển và chèn lên các dây thần kinh lân cận thì nó cần được điều trị loại bỏ để không gây ra các biến chứng khác.

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra u thần kinh ngoại biên lành tính

Các khối u thần kinh ngoại biên xuất hiện sẽ tạo nên những tác động trực tiếp lên phần bên trong hay bên ngoài của các sợi dây thần kinh, các mạch máu hoặc các mô lân cận. Khi đó, tùy vào vị trí của khối u, chúng sẽ gây nên những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những vùng da bị sưng hoặc có u ẩn.

  • Xuất hiện cảm giác đau không rõ nguyên nhân, ngứa ran hoặc tê bì.

  • Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi khối u thần kinh, các chức năng bị suy giảm hoặc mất đi.

  • Xuất hiện cảm giác chóng mặt hoặc mất thăng bằng.

Người bệnh có thể mắc phải triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng

Người bệnh có thể mắc phải triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng 

Ngoài ra, các dấu hiệu trên sẽ biểu hiện rõ ràng hơn khi các khối u phát triển. Như vậy, để xác định u thần kinh ngoại biên lành tính gây ra những tác động như thế nào đến cơ thể, các bác sĩ sẽ dựa trên vị trí và kích thước của khối u đó đối với cơ thể người bệnh.

Hiện nay, nguyên nhân gây nên các khối u thần kinh này thông thường là một ẩn số với các bác. Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp, bệnh gây nên là do yếu tố như:

  • Tính di truyền.

  • Các loại chấn thương.

  • Hậu phẫu thuật. 

3. Chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh u thần kinh ngoại biên

Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc phải u thần kinh ngoại biên lành tính và đến thăm khám tại các cơ sở y tế thì các bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua:

  • Thăm hỏi về tiền sử của bệnh nhân bao gồm các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, thói quen sinh hoạt và các bệnh di truyền của gia đình bạn.

  • Thăm khám lâm sàng để biết vị trí và tính chất của các khối u và nếu bệnh nhân có cảm giác đau thì các bác sĩ cũng sẽ tiến hành đánh giá mức độ các cơn đau.

  • Chỉ định tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng vitamin hoặc glucose có trong máu, chức năng hệ miễn dịch,...

  • Chỉ định chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định chủng loại của khối u thần kinh ngoại biên trong cơ thể người bệnh.

  • Cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thần kinh như điện cơ ký. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ đánh giá chức năng dẫn truyền tín hiệu trồng thần kinh - cơ của người bệnh.

Sau khi bạn đã được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán lâm sàng tình trạng hiện tại của các khối u thần kinh ngoại biên, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u thần kinh ngoại biên

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u thần kinh

Đối với bệnh nhân mắc u schwannoma hay u xơ thần kinh, bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Trong khi đó, u perineurioma và u nang hạch sẽ được các bác sĩ theo dõi tình trạng và hướng dẫn cụ thể, bởi nguy cơ tái phát đối với các loại u này sau phẫu thuật là khá cao. 

Đối với u mỡ, bác sĩ điều trị cũng sẽ lựa chọn các biện pháp kiểm soát triệu chứng của bệnh để thay thế cho việc phẫu thuật bóc tách khối u.

U thần kinh ngoại biên lành tính không phải là một căn bệnh gây đe dọa nhiều đến sức khỏe và tính mạng mạng của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị biến chứng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy, khi bạn đã nhận được sự chẩn đoán của các bác sĩ bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định để chung sống hòa bình cùng với căn bệnh này.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp