Cơ chế tự đông máu của cơ thể giúp cầm máu khi xảy ra các chấn thương chảy máu nhẹ như đứt tay hoặc năng hơn. Tuy nhiên, nếu máu đông xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm. Tìm hiểu về nguyên nhân, nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng này hiệu quả hơn.
17/05/2021 | Phòng tránh hiện tượng đột quỵ sau tập thể thao như thế nào? 28/04/2021 | Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa như thế nào? 03/09/2020 | Khạc đờm ra máu đông - những thông tin nhất định bạn phải biết
1. Cục máu đông hình thành và tiến triển như thế nào?
Cục máu đông hình thành là kết quả của quá trình tự đông máu.
Cơ chế tự đông máu giúp cơ thể tự bảo vệ khỏi bị chảy máu
Sự hình thành cũng như biến mất của cục máu đông trong mạch máu là kết quả của một chuỗi các phản ứng hóa học bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn hình thành nút tiểu cầu
Trong mạch máu bình thường, tiểu cầu sẽ di chuyển tự do trong lòng mạch. Song khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, tế bào tiểu cầu có xu hướng di chuyển đến khu vực đó, tự gắn kết hình thành nút tiểu cầu để bịt tổn thương không gây rò rỉ máu.
Giai đoạn phát triển cục máu đông
Khi nút tiểu cầu được hình thành tại vị trí tổn thương, chế độ hoạt hóa được kích hoạt cùng yếu tố đông máu khác để tạo nên nhiều phản ứng tiếp diễn. Kết quả là tạo nên khối sợi Fibrin vững chắc để giữ tế bào hồng cầu trong máu không bị rò rỉ qua vết tổn thương, gọi là cục máu đông.
Giai đoạn ức chế phát triển cục máu đông
Khi cục máu đông thực hiện tốt vai trò ngăn ngừa chảy máu của mình, nếu tiếp tục tích tụ tiểu cầu và mở rộng khối sợi fibrin, cục máu đông sẽ ngày càng lớn hơn và có thể gây hẹp, tắc mạch máu. Vì thế một số protein khác sẽ được tiết ra nhằm ức chế sự phát triển của cục máu đông.
Cục máu đông nếu tự tan sẽ không gây vấn đề sức khỏe gì
Giai đoạn tan cục máu đông
Khi tổn thương đã phục hồi, não bộ nhận được tín hiệu và giải phóng 1 loại enzyme có tác dụng làm tan cục máu đông. Huyết khối lúc này sẽ tan dần ra, tiểu cầu và các tế bào khác đều được giải phóng trở về trạng thái bình thường.
2. Nhận biết dấu hiệu hình thành cục máu đông và vị trí
Cục máu đông xuất hiện tại nhiều vị trí lòng mạch khác nhau, thường gây ra triệu chứng khi làm giảm lưu thông hoặc tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu. Cụ thể:
2.1. Cục máu đông ở tĩnh mạch chân, tay
Tĩnh mạch ở chân, tay nằm ở dưới bề mặt da, có thể hình thành cục máu đông và lúc này được gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Biến chứng nguy hiểm nhất là cục máu đông tĩnh mạch tay chân này di chuyển đến phổi hoặc tim gây biến chứng.
Dấu hiệu cục máu đông ở tĩnh mạch tay, chân không xuất hiện ở tất cả bệnh nhân, bao gồm:
-
Sưng tại vị trí cục máu đông hình thành và gây tắc nghẽn lòng mạch, đôi khi bệnh nhân bị sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân.
-
Cảm giác đau khó chịu: Cục máu đông làm tắc nghẽn, sưng viêm mạch máu gây ra cảm giác đau từ âm ỉ đến dữ dội.
Cục máu đông ở tĩnh mạch tay chân khá thường gặp
-
Thay đổi màu sắc tay chân: khi chân hoặc tay bắt đầu xuất hiện các vệt xanh, đỏ bất thường.
-
Khó thở: Khi cục máu đông di chuyển tới phổi, nguy hiểm nếu có triệu chứng đau ngực, ho ra máu, chóng mặt kèm theo.
2.2. Cục máu đông ở tim
Nếu cục máu đông hình thành trong hoặc mạch máu xung quanh tim, đây là tình trạng nguy hiểm bởi có thể gây đau tim bất cứ lúc nào. Triệu chứng nhận biết bao gồm:
2.3. Cục máu đông di chuyển tới phổi
Thường gặp nhất là cục máu đông ở tĩnh mạch tay, chân vỡ ra và di chuyển đến phổi, nguy cơ gây tắc mạch phổi rất nguy hiểm. Cần nhận biết sớm tình trạng này và đưa đi cấp cứu nếu có dấu hiệu:
-
Ho không ngừng.
-
Cảm giác khó thở.
-
Đau tức ở ngực.
-
Cảm giác choáng váng.
-
Đổ mồ hôi.
2.4. Cục máu đông ở não
Sự xuất hiện của cục máu đông ở mạch máu não là hậu quả của sự tích tụ chất béo trong thành mạch hoặc do chấn thương vùng đầu gây ra. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi cục máu đông di chuyển nếu làm tắc mạch máu não có thể gây đột quỵ, liệt hoặc tử vong. Hãy thăm khám ngay nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
Cục máu đông ở não có nguy cơ dẫn tới đột quỵ
3. Những nguy cơ hình thành cục máu đông?
Như vậy, cơ chế hình thành cục máu đông là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu quá mức do tổn thương. Tuy nhiên nếu cục máu đông hình thành không do tổn thương mà trong các trường hợp khác chúng không tự tan ra sẽ là mối rủi ro lớn gây tắc mạch máu và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Thường gặp là cục máu đông hình thành do mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch vỡ ra. Chúng di chuyển theo mạch máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ do làm tắc nghẽn máu não.
Ngoài ra, tình trạng máu chảy chậm do rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các tiểu cầu dính vào nhau và hình thành cục máu đông. Những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:
-
Người béo phì có nồng độ Cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu dễ gây xơ vữa động mạch.
-
Người bệnh ung thư.
-
Người có vấn đề tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, hẹp mạch máu, rung nhĩ.
-
Tiền sử bản thân hoặc gia đình từng bị biến chứng hoặc chẩn đoán hình thành cục máu đông bất thường.
-
Lối sống lười vận động.
-
Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.
-
Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo, nhất là chất béo xấu.
-
Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày.
-
Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường.
Người cao tuổi thường hình thành cục máu đông hơn người trẻ
Với các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông có thể kiểm soát, loại trừ sẽ giúp chúng ta hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Song không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này, vì thế theo dõi sức khỏe tim mạch, sàng lọc nguy cơ hình thành và biến chứng do cục máu đông lòng mạch được khuyến cáo với mọi đối tượng.