Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh như thế nào? | Medlatec

Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh như thế nào?

Người mắc chứng đau đầu vận mạch phải đối mặt với những cơn đau đầu đột ngột ở vùng thái dương. Không những vậy, cơ thể còn xuất hiện một số bất thường khác như tình trạng mất ngủ, mệt mỏi và nhịp tim nhanh hơn bình thường. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và các phương pháp nào có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh hiệu quả?


30/09/2022 | Giải thích hiện tượng đau đầu chùm và các triệu chứng điển hình của bệnh
30/09/2022 | Cảnh giác với cơn đau đầu buổi sáng có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm
09/08/2022 | Ngủ dậy đau đầu do đâu và làm sao để khắc phục?
09/07/2022 | Trẻ bị đau đầu - bố mẹ cần lưu ý những gì?

1. Bệnh đau đầu vận mạch gây ra những triệu chứng như thế nào?

Khi các vùng mạch máu ở não bị co thắt, thường gặp nhất là vùng thái dương khiến cho một số cơ quan tại não bộ bị thiếu máu tạm thời và gây ra cảm giác đau đầu. Hiện tượng này được gói là nhức đầu vận mạch hay đau đầu vận mạch. Ngoài triệu chứng đau đầu, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như: 

Đau đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh

Đau đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh

- Trước khi cơn đau đầu xảy ra: Người bệnh có thể gặp phải những bất thường về thị giác như thấy chớp sáng, thậm chí có thể mất thị lực,… hay bất thường về cảm giác, về khả năng vận động và khả năng phát âm,… Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng một tiếng. 

- Trong khi xảy ra những cơn đau đầu, cơ thể người bệnh cũng có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như sau: 

+ Vùng trước trán và vùng thái dương đột ngột xuất hiện những cơn đau dữ dội. Hiện tượng đau đầu giật theo nhịp đập của mạch. 

+ Người bệnh có cảm giác chóng mặt, buồn nôn và nôn. 

+ Nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn, có cảm giác sợ ánh sáng, tiếng ồn. 

+ Khi người bệnh vận động mạnh, cơn đau sẽ tăng lên. 

+ Nếu không có biện pháp can thiệp điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 tiếng. 

- Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau đầu vận mạch như sự thay đổi nội tiết tố nữ, những thực phẩm có chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản, các loại đồ uống có chứa nhiều caffein, thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc, do vận động với cường độ mạnh hoặc thay đổi thời tiết,…

2. Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm hay không?

Bệnh đau đầu vận mạch có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục (2 đến 3 cơn đau xảy ra trong mỗi tuần), thì cần đi khám để loại trừ các căn nguyên nguy hiểm hoặc ác tính. 

Nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám sớm để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm

Nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám sớm để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm

- Khi những cơn đau đầu thường xuyên xảy ra sẽ khiến cho công việc và các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều, từ đó chất lượng sống cũng bị suy giảm. 

- Như đã nói ở phía trên, đau đầu vận mạch được hình thành bởi tình trạng co giãn bất thường của mạch máu não. Điều này khiến cho lượng oxy và một số dưỡng chất cung cấp lên các tế bào não bị gián đoạn. Nếu lượng máu và oxy lên não quá thấp sẽ dẫn đến những triệu chứng như đau đầu, run chân tay,… 

Đặc biệt nguy hiểm khi tình trạng thiếu oxy diễn ra trong khoảng 4 đến 5 phút có thể khiến những tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi trở lại. Điều này có thể gây ra tình trạng nhũn hay teo não, suy giảm hoặc mất trí nhớ, một số bệnh về thần kinh, tình trạng liệt nửa người, hình thành khối u não, thậm chí là đột quỵ và gây tử vong. 

3. Phải làm sao để điều trị và phòng tránh tình trạng đau đầu vận mạch?

3.1. Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể và dạng bệnh đau đầu vận mạch cụ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng: 

- Một số phương pháp đơn giản như uống nhiều nước hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn, loại bỏ áp lực,… Đây là những cách rất đơn giản nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả nhất định giúp bệnh nhân có thể giảm mức độ và tần suất đau đầu. 

- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ khi có cơn đau nghiêm trọng. 

- Một số phương pháp khác như liệu pháp oxy, kích thích dây thần kinh, các bài tập vật lý trị liệu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ

- Với những trường hợp đau đầu vận mạch, bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng uống rượu bia, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… Bên cạnh đó cần lưu ý ngủ sớm và ăn uống cân bằng dưỡng chất.

3.2. Phương pháp phòng tránh bệnh ra sao?

Rất khó khăn để có thể phòng tránh hoàn toàn tình trạng này, tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp sau để có thể hạn chế những cơn đau đầu: 

- Loại bỏ căng thẳng: Trong cuộc sống và công việc, mỗi chúng ta đều có thể dễ dàng gặp phải những áp lực với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy suy nghĩ tích cực hơn, áp dụng những phương pháp hiệu quả để loại bỏ căng thẳng. Điều này không chỉ có tác dụng giảm nguy cơ đau đầu mà còn là một yếu tố giúp bạn có thể phòng tránh nhiều loại bệnh tật. 

Luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái để phòng bệnh hiệu quả

Luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái để phòng bệnh hiệu quả

- Tăng cường bổ sung những thực phẩm có tác dụng giảm đau đầu: Nếu bạn tìm hiểu thì rất nhiều loại thực phẩm trong đời sống hàng ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu, chẳng hạn như các loại trái cây, các loại rau màu xanh đậm, các loại thực phẩm giàu omega 3, sữa chua,…

- Một số loại thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm,… cũng có tác dụng phòng ngừa đau đầu. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng để hạn chế nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích. 

Qua những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu thêm được một số kiến thức cơ bản về tình trạng đau đầu vận mạch. Nếu có biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để được các chuyên gia chẩn đoán tình trạng sức khỏe và lên phác đồ chữa bệnh kịp thời. 

Để được tư vấn và đặt lịch khám sớm, bạn vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp