Giải thích hiện tượng đau đầu chùm và các triệu chứng điển hình của bệnh | Medlatec

Giải thích hiện tượng đau đầu chùm và các triệu chứng điển hình của bệnh

Đau đầu chùm là tình trạng bệnh diễn ra theo chu kỳ với biểu hiện đặc trưng là đầu đau dữ dội, đột ngột. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này được cho là bắt nguồn từ vùng dưới đồi và các yếu tố như rượu bia, thuốc cũng làm nghiêm trọng hơn mức độ đau đầu chùm.


09/08/2022 | Ngủ dậy đau đầu do đâu và làm sao để khắc phục?
09/07/2022 | Trẻ bị đau đầu - bố mẹ cần lưu ý những gì?
27/02/2022 | Dấu hiệu nhận biết một số dạng đau đầu thường gặp

1. Khái quát về đau đầu chùm và các triệu chứng của bệnh

Đau đầu chùm thường xảy ra ở một nửa đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau xung quanh hốc mắt. Tính chất của cơn đau đầu chùm rất nghiêm trọng và có thể coi là tình trạng đau đầu khiến bệnh nhân đau đớn nhất. 

Bệnh diễn ra theo từng giai đoạn và hay tiến triển vào ban đêm. Ở thời kỳ kịch phát nó sẽ liên tục xuất hiện, cơn đau dai dẳng có thể kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng. Tiếp sau đó tình trạng này sẽ giảm dần và tạm thời chấm dứt cho tới khi tái phát vào khoảng vài tháng hoặc vài năm sau. Đây là hiện tượng không phổ biến và không đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình khi một cơn đau đầu chùm ập đến:

  • Mặt đổ nhiều mồ hôi;

  • Cảm giác đau đầu ở mức độ nghiêm trọng, đau chói, bỏng rát, đâm xuyên một bên đầu. Biểu hiện đau thường lan ra khu vực xung quanh hoặc bên trong một mắt, thậm chí là cả ở các vị trí khác trên mặt, cổ, đầu và vai. Dấu hiệu đau thường đến bất chợt không có triệu chứng cảnh báo;

  • Bồn chồn, khó chịu trong suốt thời gian đau đầu;

  • Chảy nước mắt, mắt đỏ;

  • Mí mắt bị phù nề hoặc rủ xuống;

  • Da mặt chuyển sang trạng thái đỏ bừng hoặc tái nhợt.

Đau đầu chùm thường biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội

Đau đầu chùm thường biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội

Đối với bệnh nhân bị đau đầu chùm mạn tính, tình trạng này có thể dai dẳng hơn một năm nhưng cũng có những đợt người bệnh hoàn toàn hết đau đầu gần cả tháng. Bạn có thể gặp phải các dấu hiệu khác ngoài những triệu chứng kể trên. 

Cơn đau đầu chùm thường ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tâm sinh lý của bệnh nhân, vì vậy bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị, nhất là khi cơn đau đầu có diễn tiến ngày càng tăng nặng. Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám ngay:

  • Cơn đau đầu đột ngột, đau dữ dội như sét đánh;

  • Đau đầu ngày càng nghiêm trọng, đợt sau đau nặng hơn đợt trước;

  • Đầu bị đau sau khi bị chấn thương vùng đầu, ngay cả khi bị va chạm hay chỉ là cú ngã nhẹ;

  • Bên cạnh đau đầu còn kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc bị sốt, co giật, cứng cổ, rối loạn tâm thần, khó nói hoặc bị liệt, có thể là triệu chứng của viêm não, viêm màng não, đột quỵ hoặc u não.

2. Nguyên nhân dẫn tới đau đầu chùm là do đâu?

Các chuyên gia cho rằng đau đầu chùm có khả năng là bắt nguồn từ sự mất cân bằng trong đồng hồ sinh học của cơ thể do vùng dưới đồi điều khiển.

Khác với bệnh đau đầu và đau nửa đầu do stress, đau đầu chùm không phải là triệu chứng liên quan tới những yếu tố như căng thẳng tâm lý, rối loạn nội tiết tố hay thực phẩm. Tuy nhiên ở giai đoạn kịch phát, nếu bệnh nhân uống rượu sẽ kích thích cơn đau trở nên trầm trọng hơn, do đó bệnh nhân đau đầu chùm nên tránh xa rượu bia trong khoảng thời gian bệnh đang diễn ra. 

Khi đau đầu chùm xuất hiện được ví như cảm giác sét đánh

Khi đau đầu chùm xuất hiện được ví như cảm giác sét đánh

Không chỉ có vậy, một tác nhân khác gây đau đầu chùm cần phải kể đến đó là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, ví dụ như nitroglycerin (thuốc dùng trong điều trị bệnh tim mạch).

3. Gợi ý các phương pháp điều trị bệnh đau đầu chùm

Tính đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng đau đầu chùm mà chủ yếu tập trung vào việc điều trị giảm thiểu cơn đau và ngăn chặn bệnh quay lại trong tương lai. 

2.1. Điều trị cấp tính

  • Thở oxy bằng mặt nạ: thực hiện biện pháp này trong thời gian ngắn (tầm 15 phút) sẽ giúp khắc phục đáng kể hiện tượng đau đầu. Đây là phương pháp an toàn, gần như không có tác dụng phụ nhưng đòi hỏi phải có trang thiết bị chuyên dụng nên bệnh nhân chỉ có thể điều trị tại bệnh viện;

  • Triptans: trong điều trị đau đầu có thể dùng Triptans theo dạng tiêm là sumatriptan hoặc dạng xịt mũi. Tuy nhiên hiệu quả hơn cả là dùng theo đường tiêm. Không dùng Sumatriptan cho bệnh nhân bị bệnh về tim mạch, người huyết áp cao khó kiểm soát;

  • Gây tê cục bộ: thuốc gây tê cục bộ thường được dùng đó là lidocaine có tác dụng giảm đau đầu chùm khi tiêm qua mũi;

  • Dihydroergotamine: dùng dưới dạng tiêm giúp giảm các cơn đau đầu chùm hiệu quả;

  • Octreotide: đây là loại thuốc tiêm tổng hợp của hormone somatostatin nhưng tác dụng giảm đau chậm hơn so với Triptans.

Tất cả các thuốc trên đều cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ và thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện.

2.2. Điều trị dự phòng

Áp dụng đối với mục tiêu ngăn ngừa nguy cơ tái phát của các cơn đau đầu chùm. Phụ thuộc vào tính chất và tần suất của cơn đau sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp:

  • Corticosteroid: để phòng ngừa đau đầu chùm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc ức chế tình trạng viêm như Prednisone. Nếu bệnh nhân mới chỉ khởi phát cơn đau đầu hoặc cơn đau diễn ra trong thời gian ngắn, tần suất ít thì sẽ sử dụng corticosteroid. Đặc biệt thuốc này không được dùng dài ngày vì dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường và đục thủy tinh thể;

  • Thuốc chẹn kênh Canxi: ví dụ như Verapamil (Verelan, Calan) thường được bác sĩ chỉ định ngay từ đầu để phòng ngừa nguy cơ đau đầu chùm. Thuốc có thể được kết hợp cùng thuốc khác, dùng được lâu dài ngay cả với trường hợp đau đầu chùm mạn tính. Một số tác dụng không mong muốn của Verapamil đó là: buồn nôn, táo bón, sưng mắt cá chân, mệt mỏi, hạ huyết áp;

  • Phong bế thần kinh: tiêm corticosteroid và thuốc gây tê vào vùng xung quanh dây thần kinh chẩm, ở vị trí sau đầu giúp cải thiện tình trạng đau đầu mạn tính. Biện pháp này thường dùng kết hợp cùng thuốc Verapamil;

  • Lithium carbonate: bên cạnh tác dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực, Lithium carbonate còn được dùng để ngăn ngừa chứng đau đầu chùm mạn tính nếu bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ như run, tiêu chảy, nhanh khát, nghiêm trọng hơn là tổn thương thận. Để giảm bớt những tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp;

  • Các thuốc khác: thuốc phòng chống động kinh như Topiramate (Qudexy XR, Topamax).

Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại thuốc trên theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân tuyệt đối không tự mua về sử dụng hoặc dùng sai loại thuốc, liều lượng.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng đeo mặt nạ cấp oxy để kiểm soát các triệu chứng của bệnh

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng đeo mặt nạ cấp oxy để kiểm soát các triệu chứng của bệnh

Nếu cơn đau đầu vẫn không được khắc phục sau khi áp dụng những phương pháp nêu trên thì phẫu thuật sẽ được cân nhắc áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng đau đầu chùm, nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến tình trạng này hoặc bệnh lý khác thì hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56  của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài viên sẽ giúp bạn tư vấn và đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp