Cảnh báo những triệu chứng của bệnh thiếu máu bạn cần biết | Medlatec

Cảnh báo những triệu chứng của bệnh thiếu máu bạn cần biết

Khi chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh không cung cấp đủ chất sắt khiến cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu hụt chất trạng dinh dưỡng. Hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy hãy tìm hiểu những triệu chứng của bệnh thiếu máu có thể giúp bạn nhận biết được chứng bệnh này để kịp thời chữa thông qua bài viết sau.


11/05/2021 | Tại sao suy thận mạn lại thiếu máu và cách phòng ngừa hiệu quả
23/04/2021 | Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận
18/04/2021 | Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim?

1. Tổng quan về bệnh thiếu máu

Để hiểu kĩ hơn về những triệu chứng của bệnh thiếu máu, bạn hãy tìm hiểu căn bệnh đó là gì và nguyên nhân nào gây nên. 

Bệnh thiếu máu là gì? 

Trong y học, thiếu máu là một thuật ngữ cho biết lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại vi bị giảm. Tình trạng này dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Thiếu máu xảy ra khi kết quả xét nghiệm nồng độ Hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường: 13 g/dl (130g/l) ở nam giới; 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới và 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi.

Thiếu máu là một thuật ngữ biểu đạt tình trạng của hồng cầu trong cơ thể

Thiếu máu là một thuật ngữ biểu đạt tình trạng của hồng cầu trong cơ thể

Hemoglobin là một loại protein giàu hàm lượng chất sắt hỗ trợ cho quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể của hồng cầu. Việc thiếu hụt hemoglobin sẽ khiến cho cơ thể bệnh nhân thiếu máu trở nên suy yếu, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hoặc nhức đầu thường xuyên. 

Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu 

Theo ý kiến của bác sĩ, tình trạng thiếu máu cần được người bệnh chú ý và điều trị càng kịp thời. Bởi nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Suy nhược sức khỏe trầm trọng. 

  • Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

  • Thiếu máu lên não. 

  • Thiếu máu ở thai phụ có thể dẫn đến các biến chứng đối với thai kỳ, trong đó có sinh non. 

  • Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến người bệnh tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu

Thiếu máu xảy ra ở người có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số tác nhân chủ yếu  sau:

  • Tình trạng xuất huyết gây nên chứng thiếu máu

Thiếu máu có thể gây ra bởi tình trạng xuất huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này, có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nền khác như: viêm loét dạ dày và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa; tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc NSAIDs (kháng viêm không chứa steroid), chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc di chứng của chấn thương vật lý hay hậu phẫu. 

Viêm loét dạ dày là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu

Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

  • Thiếu máu gây nên bởi sự giảm sút của tế bào hồng cầu

Tế bào hồng cầu bị suy yếu có thể do vấn đề của tủy xương, phần mô xốp mềm đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào máu. Quá trình hoạt động của tủy xương có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác như: bệnh bạch cầu, chứng tan máu bẩm sinh, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm. 

Bên cạnh đó, tình trạng suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nên chứng thiếu máu do sự suy yếu của các tế bào hồng cầu, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12 và folate.

  • Thiếu máu do sự phá hủy hồng cầu gia tăng 

Thông thường, tuổi thọ của hồng cầu kéo dài khoảng 120 ngày, nhưng cũng có nhiều trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó hồng cầu có thể bị chết trước thời điểm kết thúc vòng đời tự nhiên của chúng.

Những yếu tố có thể dẫn đến việc tăng mức độ phá hủy hồng cầu được kể đến như: thiếu máu tán huyết tự miễn, tăng huyết áp ác tính, nhiễm trùng, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh, di chứng của những vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận hoặc biến chứng chứng hậu phẫu ghép mạch máu hay van tim,...

2. Những triệu chứng của bệnh thiếu máu 

Sau khi biết được bệnh thiếu máu là gì và nguyên nhân nào gây ra nó, bạn cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh thiếu máu để kịp thời chữa trị. 

Thông thường, nếu như người bệnh chỉ mắc thiếu máu dạng nhẹ, thì sẽ không có những triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, về cơ bản, người bị thiếu máu thường sẽ có những biểu hiện như: 

Nhức đầu là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu

Nhức đầu là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu

  • Làn da trở nên nhợt nhạt, xanh xao.

  • Tâm trạng tiêu cực, gắt gỏng.

  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

  • Dễ bị ù tai. 

  • Khó tập trung làm việc hoặc suy nghĩ.

  • Ở một số nữ giới còn có thể bị vô kinh.

  • Móng tay do thiếu chất trở nên giòn và dễ gãy.

  • Hồi hộp, nhịp tim có thể dễ rối loạn, dễ mệt.

  • Khi thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng lên một cách đột ngột, người bệnh xuất hiện những cơn choáng váng nhẹ. 

  • Xuất hiện cảm giác tức ngực, khó thở hoặc hụt hơi.

Làn da của những người thiếu máu thường vàng vọt, xanh xao

Làn da của những người thiếu máu thường vàng vọt, xanh xao

Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu trên đang xảy ra với mình hãy đến khám tại các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám và điều trị kịp thời.

3.  Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

Sau khi dựa vào những triệu chứng của bệnh thiếu máu và quyết định đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ dùng những thủ thật khác nhau để chẩn đoán bệnh. Những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là:

  • Xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi.

  • Xét nghiệm hồng cầu lưới. 

  • Xác định lượng sắt trong huyết thanh. 

  • Xác định lượng vitamin B12, axit folic và những thành phần dưỡng chất khác có trong máu.

  • Xét nghiệm sinh thiết tủy xương. 

  • Sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng, polyp đại tràng lành tính,...

Sau khi đã chuẩn đoán được bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả đối với từng trường hợp.

Hy vọng những điều về bệnh thiếu máu trên sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích cho sức khỏe của mình. Bạn hãy chú ý những triệu chứng của bệnh thiếu máu để kịp thời phát hiện và điều trị. 

MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn

MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn

Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự thăm khám và điều trị một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất. Bạn cũng có thể liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải quyết những thắc mắc của bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp