Dejavu là hiện tượng xảy ra với rất nhiều người ở những thời điểm nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta không biết chính xác Dejavu là gì nên khi nó xuất hiện sẽ cảm thấy hoang mang và thậm chí còn lo sợ. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
04/06/2022 | Chứng hoang tưởng ảo giác - nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý 16/05/2022 | Cảnh báo suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng 13/05/2022 | Hội chứng mất trí nhớ là do nguyên nhân gì? Có thể chữa khỏi không?
1. Dejavu là gì và do đâu mà có?
1.1. Dejavu là gì?
Dejavu là thuật ngữ khởi nguồn từ tiếng Pháp với ý nghĩa về điều đã từng xảy ra. Vậy chính xác Dejavu là gì? Khi bỗng nhiên xuất hiện một sự kiện nào đó và bạn cho rằng bạn đã gặp nó trong quá khứ rồi thì đó gọi là Dejavu. Có không ít người gặp phải hiện tượng này rất nhiều lần trong đời nhưng có thể khoảnh khắc đó diễn ra quá ngắn nên không nhận thức được.
Dejavu là hiện tượng nói về điều đã từng xảy ra
Hội chứng Dejavu phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và trẻ em. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chứ chưa thể có giải thích chính xác được. Hiện tượng Dejavu được phân thành 2 dạng chính:
- Dejavu bệnh lý: chủ yếu liên quan tới bệnh động kinh hoặc khi nó diễn ra thường xuyên và kéo dài một cách bất thường hoặc khi nó xuất hiện cùng với các triệu chứng: hoang tưởng, ảo giác và là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tâm thần.
- Dejavu không phải bệnh lý: thường xảy ra ở người khỏe mạnh, nhất là người hay xem phim hay đi du lịch.
1.2. Cái gì tạo nên Dejavu?
Hiện nay có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để lý giải về nguyên nhân Dejavu xuất hiện nhưng đại đa số nhà khoa học tập trung về hướng phân tích nó như một quá trình ghi nhớ của não bộ. Nguyên nhân chính xác gây ra Dejavu là gì tuy chưa xác định được nhưng một số lý do sau được xem là tác nhân chính gây ra hiện tượng này:
- Tuổi tác: người trẻ tuổi thường dễ gặp Dejavu hơn và càng về già thì tần suất xuất hiện càng giảm.
- Chất lượng cuộc sống: Dejavu dễ xảy ra ở những người có trình độ học vấn cao, môi trường xã hội phát triển, đời sống cao cấp.
- Có nhiều trải nghiệm: những người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống như thường xuyên gặp gỡ nhiều người, hay đi du lịch,... rất dễ có cảm giác thân quen khi gặp một ai đó hay khi đến vùng đất mới.
Dejavu dễ xảy ra hơn ở những người thường xuyên đi du lịch
- Căng thẳng: nếu rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài thì Dejavu sẽ xuất hiện nhiều hơn.
- Dùng thuốc trị bệnh: thường xuyên phải dùng thuốc để điều trị bệnh lý nào đó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái miên man, mệt mỏi và gặp Dejavu.
2. Khi gặp hiện tượng Dejavu, nên làm gì?
Hầu như ai cũng sẽ từng gặp hiện tượng Dejavu ít nhất một lần trong đời nhưng nếu khi rơi vào tình huống này bạn cảm thấy bất ổn, lo lắng hay sợ hãi thì nên:
2.1. Bình tĩnh
Có không ít người do chưa hiểu hiện tượng Dejavu là gì nên khi nó xuất hiện sẽ cảm thấy choáng ngợp và có phần hoang mang. Lúc này, bạn hãy:
- Hít thở thật sâu để giải tỏa tâm trí, khi ấy bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn và nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng về tinh thần.
- Chú ý tập trung vào hiện tại: nếu tập trung suy nghĩ vào hiện tại, về những việc bạn đang làm bạn sẽ vượt qua cảm giác khó chịu vì Dejavu.
- Ghi nhật ký: khi Dejavu xuất hiện, hãy ghi lại trải nghiệm của mình về hiện tượng này như thời gian nó đến, xảy ra tại đâu, gặp ai ở đó, xảy ra việc gì,... Đây cũng là một cách để bạn cảm thấy Dejavu không hề đáng sợ.
- Chia sẻ trải nghiệm của mình về Dejavu với người khác để tìm sự đồng cảm, biết đâu bạn sẽ thấy rằng không phải mỗi mình trải qua hiện tượng này.
2.2. Chăm lo cho cơ thể
Trong một số trường hợp, Dejavu có thể là dấu hiệu cảnh báo một bất thường nào đó về sức khỏe. Vì thế, thay đổi lối sống hàng ngày để cơ thể trở nên tốt hơn cũng sẽ giúp bạn biết được Dejavu là gì trong trường hợp của mình. Muốn vậy, bạn hãy:
Tập thiền giúp giảm cảm giác khó chịu khi gặp Dejavu
- Cố gắng giảm căng thẳng bằng yoga, thiền,... để giúp cơ thể được giảm bớt áp lực đang phải trải qua.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc hoặc đi ngủ sớm hơn vì Dejavu có thể liên quan trực tiếp với tình trạng mệt mỏi và mất ngủ.
- Kiểm tra lại loại thuốc đang sử dụng vì có một số loại thuốc có khả năng làm tăng hormone dopamine - yếu tố làm tăng khả năng có trải nghiệm với Dejavu.
2.3. Cố gắng tận dụng Dejavu
Có trải nghiệm với Dejavu sẽ khiến cho nhiều người có khả năng ghi nhớ tốt hơn nên bạn có thể tận dụng hiện tượng này để luyện tập khả năng ghi nhớ cho bản thân. Cách để làm việc này là bạn hãy thử ghi nhớ các ký ức/sự kiện diễn ra hàng ngày trong đó chú ý tập trung vào các chi tiết nhỏ như: âm thanh, mùi vị, hình dạng,... Bằng cách làm này, bạn sẽ dễ dàng có được những câu chuyện thú vị, tạo trải nghiệm vui vẻ cho chính mình thay vì hoang mang hay lo sợ trước Dejavu.
Tóm lại, có rất nhiều giả thuyết về Dejavu và không ít người thường xuyên gặp phải các hiện tượng trùng lặp ở trong đời sống hàng ngày và những hiện tượng ấy họ đã từng thấy trong giấc mơ của mình. Cũng có người cho rằng Dejavu có liên quan đến yếu tố tâm linh vì họ nghĩ đây chính là điều họ đã trải qua ở kiếp trước.
Về cơ bản, bạn không cần phải quá bận tâm xem lý do mình gặp hiện tượng Dejavu là gì vì bản chất nó không nguy hại tới sức khỏe. Càng cố gắng đi tìm để giải thích căn nguyên nó xuất hiện sẽ càng khiến bạn có những cảm giác không thoải mái mà thôi. Bởi vậy, thay vì làm việc này, hãy mạnh dạn đối mặt với nó và thoải mái trải nghiệm Dejavu, bạn sẽ thấy nó thú vị hơn bạn tưởng tượng rất nhiều.