Trẻ nằm sấp khi ngủ có gây ảnh hưởng gì không? | Medlatec

Trẻ nằm sấp khi ngủ có gây ảnh hưởng gì không?

Nằm sấp khi ngủ là một thói quen thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tư thế này có thể khiến các bé có cảm giác ngủ ngon hơn, đỡ giật mình nhưng liệu rằng đây có phải là thói quen tốt hay không thì hãy cùng MEDLATEC theo dõi trong bài viết sau nhé!


30/11/2022 | Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi phát triển thế nào và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này
25/11/2022 | Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh giúp bé luôn khỏe mạnh
24/11/2022 | Giải đáp thắc mắc: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

1. Những nguy cơ về sức khỏe ở trẻ nằm sấp khi ngủ

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh từ 1 - 12 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ. Đặc biệt nhóm trẻ từ 1 - 8 tháng tuổi, cụ thể hơn là từ 2 - 4 tháng tuổi là có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra rủi ro này thường cao hơn ở bé trai so với bé gái. Nguyên nhân khiến các chuyên gia khuyến cáo không nên để trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp là do:

  • Nguy cơ đột tử ở trẻ có thói quen nằm sấp cao hơn nhiều lần so với trẻ nằm ngửa khi ngủ;

  • Nằm sấp khiến áp lực lên hàm gia tăng, hẹp đường hô hấp gây giảm luồng không khí lưu thông trong đường thở;

  • Khi trẻ nằm sấp áp mặt vào chăn gối sẽ làm tăng nguy cơ hít phải nấm, siêu vi gây bệnh có trong chăn gối, đệm giường. Bên cạnh đó điều này còn làm tăng thân nhiệt, cản trở quá trình tản nhiệt gây tích tụ  mồ hôi trên cơ thể và dẫn tới viêm da;

  • Nếu trẻ nằm sấp lâu ngày còn làm gia tăng khả năng biến dạng xương mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt và gây mất thẩm mỹ.

Nguy cơ đột tử ở trẻ có thói quen nằm sấp cao hơn nhiều lần so với trẻ nằm ngửa khi ngủ

Nguy cơ đột tử ở trẻ có thói quen nằm sấp cao hơn nhiều lần so với trẻ nằm ngửa khi ngủ

Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể lẫy, lật và thành thạo các chuyển động sấp ngửa thân mình. Vì vậy các bậc phụ huynh rất khó kiểm soát và quản lý các tư thế ngủ của con. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyên rằng cha mẹ nên cố gắng tập thói quen thay đổi tư thế ngủ sấp cho con để hạn chế những rủi ro sức khỏe nêu trên.

2. Khi nào thì nên cho trẻ nằm sấp?

Sau 12 tháng tuổi nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sẽ giảm dần. Khi tuổi của trẻ đủ lớn, trẻ sẽ thành thạo hơn trong việc thay đổi tư thế khi ngủ nên các bé sẽ lựa chọn tư thế thoải mái nhất cho mình. 

Tuy răng trẻ nằm sấp khi ngủ là thói quen không an toàn nhưng đôi khi trong một số trường hợp vẫn cần nằm sấp. Khi  để bé thực hiện điều này, cha mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh giường ngủ sạch sẽ trước khi con nằm;

  • Trẻ nên nằm sấp khi thức và các bậc phụ huynh phải luôn luôn  để mắt đến con;

  • Luyện tập cho trẻ nằm sấp một cách từ từ, ban đầu nên là 3 - 5 phút, sau đó là lâu hơn.

Hãy vệ sinh chăn gối sạch sẽ trước khi cho trẻ ngủ

Hãy vệ sinh chăn gối sạch sẽ trước khi cho trẻ ngủ

Có thể nói giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý đến giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là tư thế khi ngủ để trẻ luôn được đảm bảo an toàn và có một giấc ngủ ngon.

3. Hướng dẫn cha mẹ cách giữ an toàn khi trẻ ngủ

3.1. Không dùng chăn gối trùm lên đầu  trẻ 

Khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, cha mẹ chỉ nên đắp chăn đến gần ngực và chèn gối bên cạnh thân mình của trẻ, đồng thời đặt hai tay của bé ra ngoài chăn để tránh trường hợp con đưa chăn lên mặt dễ gây ngạt trong lúc ngủ.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý đến chất liệu của chăn gối, chỉ nên chọn vải màn hoặc những loại làm từ vải cotton.

3.2. Nên dùng đệm cứng cho trẻ 

Cha mẹ không nên dùng những loại đệm lún cho trẻ nhất là khi trẻ ngủ và có thói quen nằm sấp. Đặc biệt không nên dùng những loại đệm nước, đệm quá mềm, độ lún sâu vì dễ làm biến dạng xương cột sống của trẻ.

Ngoài ra trên giường ngủ hoặc cũi ngủ của trẻ cũng không nên đặt các loại thú nhồi bông hay gối mềm vì nguy cơ trẻ bị ngạt do những đồ vật này che phủ lên mặt trong lúc ngủ là rất cao.

3.4. Giúp con quen với tư thế nằm ngửa khi ngủ 

Ở những trẻ thích tư thế nằm sấp khi ngủ thì các bậc phụ huynh có thể từ từ giúp trẻ quay về với việc nằm ngửa bằng các cách như sau:

  • Ngay từ khi vào giấc, cha mẹ hãy đặt bé nằm ngửa thay vì nằm nghiêng. Bởi vì khi nằm nghiêng bé rất dễ cựa quậy, lật úp người xuống trong lúc ngủ;

  • Đắp chăn và cố định chăn cho con khi để trẻ nằm ngửa bằng cách giấu các mép chăn xuống dưới đệm. Nhờ vậy trẻ sẽ không đạp chăn ra hoặc phủ chăn lên mặt trong khi đang ngủ. Cha mẹ nên lưu ý là không căng chăn quá chặt hoặc quá lỏng lẻo, giới hạn tay chân vừa đủ để bé không bị lật úp;

  • Ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể sử dụng biện pháp quấn chũn hoặc dùng nhộng ngủ cho bé. Sản phẩm này có tác dụng giúp trẻ đỡ bị giật mình và không lật người khi ngủ, giữ ấm cho cơ thể bé, từ đó bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Có rất nhiều sản phẩm với công dụng như thế này được bày bán trên thị trường tùy vào từng mục đích sử dụng của các bậc phụ huynh. Vì vậy bạn hãy lựa chọn loại túi ngủ phù hợp nhất cho con em của mình.

Ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ngủ bạn hãy để trẻ nằm ngửa

Ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ngủ bạn hãy để trẻ nằm ngửa

3.4. Trẻ và cha mẹ nên ngủ cùng phòng 

Để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc trẻ vào ban đêm thì cha mẹ nên ngủ cùng phòng với trẻ. Có thể để trẻ ngủ chung giường hoặc nằm riêng ở giường/nôi cũi khác. Nhưng cha mẹ cần lưu ý là nếu ngủ chung giường với trẻ thì tránh các nguy cơ che phủ chăn lên mặt bé hoặc nằm đè lên trẻ trong lúc cả nhà đang say giấc.

3.5. Quần áo đi ngủ nên thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông 

Cha mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo làm bằng chất liệu thoáng mát, nhẹ nhàng, dễ thấm hút mồ hôi để con thoải mái. Không nên cho trẻ mặc quần áo bó thít vào người vì cơ thể trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn so với người lớn, nếu mặc quần áo quá chật hay quá dày sẽ đều khiến trẻ đổ mồ hôi về ban đêm, khó ngủ, mồ hôi ngấm ngược trở lại cơ thể dễ gây cảm lạnh.

Bên cạnh đó phòng ngủ cho trẻ phải được duy trì trong nhiệt độ từ 20 - 25 độ C để đảm bảo con có một giấc ngủ ngon và không bị yếu tố nhiệt độ gây ảnh hưởng.

Nhìn chung tư thế trẻ nằm sấp khi ngủ là một thói quen không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh nên giúp con sửa đổi tư thế này để đảm bảo an toàn hơn cũng như tránh các nguy cơ xảy ra trong khi ngủ nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp