Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào? | Medlatec

Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?

Các bà mẹ lần đầu nuôi con có thắc mắc trẻ mọc răng nào đầu tiên không? Đây là kiến thức thú vị và rất quan trọng về nuôi con nhỏ mà các bà mẹ không thể bỏ qua. Ngay từ chiếc răng đầu tiên của bé mọc, hãy đảm bảo rằng việc chăm sóc răng miệng cho bé là đúng cách. Vì sức khỏe răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khỏe mạnh của bé sau này.


22/11/2021 | Mẹ phải làm sao khi phát hiện dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
29/10/2021 | Trẻ mọc răng mất bao lâu và làm gì để giảm đau cho trẻ
28/10/2021 | Trẻ mọc răng có nên uống thuốc không và cách chăm sóc trẻ

1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Hầu hết những bà mẹ từng nuôi con nhỏ đều có cảm nhận thích thú và hạnh phúc khi phát hiện chiếc răng đầu tiên của con nhú lên. Điều này đánh dấu một bước ngoặt mới trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Thế nên, những ai lần đầu làm mẹ đừng quên tìm hiểu những kiến thức liên quan đến răng miệng của bé nhé.

Thời điểm mọc răng của bé

Mỗi bé sinh ra có thể trạng khác nhau và thời điểm mọc răng vì thế cũng có sự chênh lệch nhất định. Nhưng theo quy trình phát triển chung thì trẻ khi được 6 tháng tuổi là bắt đầu mọc răng. Bé có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy từng trường hợp. 

Trẻ mọc răng bắt đầu từ 6 tháng tuổi

Trẻ mọc răng bắt đầu từ 6 tháng tuổi

Dấu hiệu bé mọc răng

Khi để ý, mẹ rất dễ phát hiện ra trẻ mọc răng nào đầu tiên. Khi trẻ mọc răng, thường có những dấu hiệu sau: 

Sốt nhẹ, bú kém, quấy khóc: Rất nhiều trẻ có biểu hiện sốt nhẹ khi mọc răng. Nguyên nhân là do lúc này hệ miễn dịch trong cơ thể có sự thay đổi dẫn đến tăng thân nhiệt. Thông thường mọc răng đầu tiên không khiến trẻ sốt quá cao. Đôi khi chỉ là thấy trẻ bú kém đi, quấy khóc do bé cảm nhận được sự đau nhức ở phần lợi. 

Chảy nước dãi liên tục: mọc răng làm kích thích dây thần kinh khiến bé chảy nhiều nước miếng hơn bình thường. Chức năng nuốt nước bọt của bé lúc này chưa hoàn thiện khiến nước dãi chảy ra ngoài. Đến khi trẻ lớn hơn thì tình trạng chảy nước dãi mới chấm dứt. 

Nổi mẩn quanh miệng và cằm: nguyên nhân rất dễ hiểu, vì bé chảy nước dãi nhiều khiến vùng da xung quanh miệng bị kích ứng, nổi mẩn. Thời gian này, ba mẹ nên chú ý vệ sinh, lau nhẹ nước dãi cho bé liên tục, tránh để vùng da ở xung quanh miệng và cằm bị ướt quá lâu. 

Hay cắn, nhai đồ vật trong tầm tay: trong giai đoạn trẻ mọc răng, phần hàm sẽ bị ngứa khiến trẻ có xu hướng thích gặm, nhai, hoặc cắn mọi thứ khi cầm được trong tay. 

Mỗi trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Có trẻ còn biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc khó khủ, ho,… Tuy nhiên, đây đều là những dấu hiệu phản ứng bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng. 

Nhiều người lần đầu làm mẹ không biết trẻ mọc răng nào đầu tiên

Nhiều người lần đầu làm mẹ không biết trẻ mọc răng nào đầu tiên

2. Trẻ mọc răng nào đầu tiên?

Trẻ mọc răng thông thường đều theo một trình tự nhất định. Cụ thể như sau:

Từ 6 - 10 tháng tuổi: thông thường, trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa dưới đầu tiên. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc 2 chiếc răng này lần lượt khiến đôi răng cửa này không bằng nhau. 

Từ tháng thứ 8 - 12: sau khi 2 chiếc răng cửa dưới mọc là đến 2 chiếc răng cửa trên xuất hiện vào khoảng thời gian này. 

Từ 9 - 13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa tiếp theo ở hàm trên mọc lên, lúc này bé sẽ có 4 chiếc răng cửa trên.

Từ 10 - 16 tháng tuổi: đây là giai đoạn xuất hiện tiếp 2 chiếc răng cửa còn lại ở hàm dưới. 

Từ 13 - 19 tháng tuổi: thời gian này, 2 chiếc răng hàm trên của bé bắt đầu mọc. 

Từ 14 - 18 tháng tuổi: 2 chiếc răng hàm dưới của bé mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa mọc lúc đầu. 

Từ 16 - 22 tháng tuổi: thời điểm này bé bắt đầu nhú 2 chiếc răng nanh ở hàm trên. 

Từ 17 - 23 tháng tuổi: sau đó đến lượt 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới của bé xuất hiện. 

Từ 23 - 31 tháng tuổi: đây là thời điểm mọc tiếp tục của 2 chiếc răng hàm dưới của bé.

Từ 25 - 33 tháng tuổi: hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc ở thời điểm này. Đây cũng là những chiếc răng sữa cuối cùng của trẻ trong giai đoạn này. Khi bé đạt mốc 3 tuổi, tổng cộng sẽ có 20 chiếc răng sữa. 

Ba mẹ cần biết biết trẻ mọc răng nào đầu tiên để chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách

Ba mẹ cần biết biết trẻ mọc răng nào đầu tiên để chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách

Như vậy, các bố mẹ đã có thể biết được trẻ mọc răng nào đầu tiên. Đó là chiếc răng cửa ở hàm dưới sẽ xuất hiện đầu tiên trong miệng bé. Việc phát hiện cũng vô cùng dễ dàng từ những biểu hiện thích nhai, cắn, chảy dãi của trẻ. Răng sữa của bé nếu chăm sóc tốt, không sâu thường rất trắng, và sáng hơn nhiều răng vĩnh viễn sau này. Vì thế, các bố mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt để trẻ luôn có nụ cười rực rỡ trong suốt giai đoạn thơ bé. 

3. Chăm sóc răng cho bé như thế nào?

Chăm sóc răng miệng luôn là vấn đề được các ba mẹ quan tâm hàng đầu. Bởi “bộ nhá” của trẻ có tốt thì mới giúp con ăn uống dễ dàng, tăng cân khỏe mạnh. Vậy trong giai đoạn bé mọc răng, các bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Những vấn đề thường gặp về răng ở trẻ nhỏ

Răng sữa của trẻ rất thường hay gặp phải những vấn đề khó chữa như: men răng kém dẫn đến mòn răng, mất răng, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bé còn có thể bị viêm mô tế bào, viêm nướu nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Khi trẻ mọc đủ 20 chiếc răng sữa, nếu ăn uống không lành mạnh sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, sún răng,… Những vấn đề này không chỉ khiến bé giảm đi khả năng nhai thức ăn, đôi khi gây đau nhức mà còn mất thẩm mỹ. 

Chăm sóc răng cho bé đúng cách để bé có hàm răng khỏe mạnh

Chăm sóc răng cho bé đúng cách để bé có hàm răng khỏe mạnh

Cách chăm sóc bé giai đoạn mọc răng

Nếu biết trẻ mọc răng nào đầu tiên cùng việc am hiểu những kiến thức về chăm sóc răng cho bé sẽ giúp ba mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn khi đồng hành cùng con trong quá trình phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn trẻ chuẩn bị mọc răng, ba mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau: 

Xử trí tốt các dấu hiệu mọc răng: Nếu trẻ sốt nhẹ nên chườm bằng khăn ấm, tránh sử dụng thuốc cho bé tùy tiện. Vệ sinh vùng miệng cho bé, nhất là khi thấy bé chảy nhiều dãi. Tìm cách khuyến khích bé ăn nếu bé có dấu hiệu bỏ bú. Bởi dinh dưỡng rất cần thiết cho bé trong giai đoạn này. 

Bổ sung dinh dưỡng: nếu bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng thiết yếu có chứa lysine, khoáng chất, vitamin nhóm B. 

Qua bài viết này, các ba mẹ đã dễ dàng biết được trẻ mọc răng nào đầu tiên cũng như phải chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng như thế nào là đúng cách. Để bé có một hàm răng khỏe mạnh, ba mẹ nên lưu ý cho con khám nha khoa định kỳ ngay từ khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ, hoặc khám và điều trị các bệnh lý liên quan, mẹ có thể đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp