Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng xảy ra khá phổ biến và bé nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này có thể gây hưởng tới hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé nếu không được khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, việc nắm bắt những kiến thức về triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa là điều mà mỗi bố mẹ cần biết!
25/12/2021 | Viêm xoang ở trẻ em: triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa 21/12/2021 | Những lưu ý về bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh 12/12/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân béo phì vẫn suy dinh dưỡng ở trẻ
1. Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ được hiểu là tình trạng các cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường gây ra các rối loạn nhu động ruột. Từ đó gây ra tình trạng đau tức bụng cùng các thay đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Rối loạn tiêu hóa dễ xảy ra do hệ đường ruột, tiêu hóa của trẻ còn “non nớt”, thiếu khả năng đề kháng.
Tùy theo thể trạng cơ thể mà bé sẽ gặp mức độ rối loạn khác nhau. Khi tình trạng rối loạn kéo dài và không được xử lý kịp thời, trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu tới thể chất như chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hay các chậm các phát triển về trí tuệ.
Để nhận biết được rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bố mẹ cần chú ý quan sát tới những triệu chứng có thể xảy ra ở bé như:
Nôn, trớ
Nôn, ói thức ăn là một trong những triệu chứng phổ biến trong rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Điều này trẻ được khắc phục khi hệ tiêu hóa được hoàn chỉnh tốt hơn theo thời gian.
Thông thường, trẻ hay nôn, trớ sau khi ăn no, khi thay đổi tư thế đột ngột. Trong trường hợp trẻ nôn, trớ liên tục, có thể sẽ gây ra việc mất nước, mất điện giải,… Lúc này bố mẹ nên nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ để có khắc phục một cách nhanh chóng nhất.
Nôn, trớ sau ăn là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mà trẻ nhỏ hay gặp phải
Táo bón
Táo báo có thể xảy ra khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là trẻ đi đại tiện không thường xuyên, khó khăn trong đi cầu, phân cứng rắn hoặc thành cục to,… Táo bón có thể khiến trẻ chậm ăn, biếng ăn và quấy khóc thường xuyên.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân chính la do đường ruột bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc trẻ sử dụng thức ăn kém chất lượng, đồ ôi thiu, mất vệ sinh,…
Trẻ bị coi là tiêu chảy nếu như số lượng đi ngoài là trên 3 lần trong ngày và phân ngoài có dạng lỏng như nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bố mẹ cần bổ sung nước và điện giải kịp thời cho bé. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường kèm theo như sốt cao, trẻ hôn mê li bì thì cần đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể.
Rối loạn tiêu hóa có thể gây tiêu chảy kéo dài với trẻ khi không được điều trị kịp thời
Đầy bụng, chướng hơi
Do sự rối loạn tại dạ dày, đường ruột khiến việc tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trở nên trì trệ hơn. Chính vì vậy, trẻ dễ gặp phải trình trạng chướng hơi, đầy bụng kéo dài. Khi sờ nhẹ vào bụng, bố mẹ có thể nhận thấy sự căng cứng, thậm chí trẻ có thể bị đau tức khi chạm vào.
Đi ngoài ra phân sống
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể làm mất sự cân bằng của các loại lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Chính điều này khiến trẻ có thể đi ngoài ra phân sống, phân lỏng, phân có kèm dịch nhầy và các cảm giác đau, tức bụng.
Các triệu chứng khác
3. Cách ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý tới các vấn đề sau:
Chú ý tới chế độ dinh dưỡng
Trẻ hoàn toàn có thể bị rối loạn tiêu hóa nếu chế độ ăn uống mà bố mẹ xây dựng là không hợp lý hoặc không đảm bảo vệ sinh. Để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, bạn nên:
-
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và rau củ hay các thực phẩm, ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao.
-
Cân đối tỷ lệ dinh dưỡng trong thực đơn ăn mỗi ngày.
-
Cho trẻ uống nhiều nước.
-
Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp hay chế biến sẵn, đồ ăn vặt,…
Bố mẹ nên bổ sung rau, củ quả xanh trong chế độ dinh dưỡng của bé mỗi ngày
Thói quen ăn uống khoa học
Bố mẹ nên xây dựng thời gian biểu ăn uống hợp lý và đúng khoa học cho bé. Hướng dẫn bé ăn từ từ và nhai kỹ để bữa ăn trở nên ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa hơn khi thức ăn được nghiền nhỏ.
Với trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé ăn từ từ hoặc có thể chia thành các bữa nhỏ để hệ tiêu hóa hoạt động ở mức ổn định, không bị quá tải.
Thực hiện giữ vệ sinh trong ăn uống
-
Dạy bé cách vệ sinh tay, chân trước khi ăn uống.
-
Bố mẹ nên nấu chín, nấu kỹ đồ ăn. Không nên cho bé ăn đồ sống hoặc chưa chín kỹ.
-
Sử dụng nguồn nước và thực phẩm sạch trong chế biến.
Cho trẻ tập thể dục
Theo các chuyên gia, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp bé ăn ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Song, bố mẹ không nên cho bé vận động sau khi ăn quá no hoặc đang quá đói.
Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Khi nhận thấy các dấu hiệu hay nghi ngờ rối loạn tiêu hóa ở trẻ hoặc không thể khắc phục tại nhà, bố mẹ nên cho bé thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt lưu ý không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi việc sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm và lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao trong thăm khám, MEDLATEC luôn cam kết mang đến sự hài lòng và yên tâm cho khách hàng.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.56.56.56 để được tư vấn và đăng ký sử dụng dịch vụ.