Giãn não thất được xem là một loại bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ, có thể xuất hiện từ giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Vì sao bệnh xuất hiện và việc điều trị có khó hay không? Dưới đây là những thông tin về căn bệnh này để ba mẹ có thể tham khảo.
09/05/2023 | Can thiệp động mạch đốt sống để điều trị thiểu năng tuần hoàn não 03/05/2023 | Chụp MRI não cho thai nhi có được không? 03/05/2023 | Giá trị chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán u màng não 26/04/2023 | Giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán đột quỵ não
1. Tổng quan về chứng giãn não thất
Giãn não thất được chia thành hai trường hợp gồm:
1.1. Giãn não thất vào cuối thai kỳ
Ở trong khu vực não thất luôn tồn tại một lượng dịch não tủy nhất định với nhiệm vụ bảo vệ bộ não và tủy sống. Trung bình, lượng dịch đo được ở trong khoang não thất của các em bé khi ở trong bụng mẹ khoảng <10mm. Tuy nhiên, nếu thai nhi gặp phải một số rối loạn trong quá trình sản sinh cũng như lưu thông và hấp thụ thì sẽ khiến cho các não thất bị giãn.
Giãn não thất cũng có thể diễn ra vào cuối thai kỳ
Nếu hàm lượng dịch này bị ứ đọng sẽ gây nên tình trạng tăng áp lực nội sọ:
Thông qua việc siêu âm, bác sĩ điều trị có thể chẩn đoán được mức độ giãn não thất ở thai nhi. Vào tuần thai thứ 22, nếu não thất giãn 10mm ở vùng giáp biên trái thì không phải đáng lo ngại. Vì khoảng sau 32 tuần thì tình trạng giãn não thất ở thai kỳ sẽ quay lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu khi siêu âm thóp ở thời điểm trước khi sinh cho ra đường kính khoảng 18 - 19mm thì có thể hình thành nguy cơ bị bệnh lên đến 80%.
Trong quá trình theo dõi nếu thấy não thất của thai kỳ nhỏ dần và còn trong khoảng 13 - 14mm khi được siêu âm trước khi sinh thì là một dấu hiệu tốt. Có khả năng thai nhi đang bị não thất rộng và thời gian sau sẽ ổn định lại.
Cho đến nay, vẫn chưa có một giải pháp nào có thể can thiệp trước sinh đối với những thai nhi bị mắc chứng giãn não thất.
Những trường hợp này thường được phát hiện khi kết quả siêu âm cuối thai kỳ cho thấy bị giãn não thất ở mức độ nặng. Sau khi bé được sinh ra thì cần phải tiếp tục theo dõi trong một khoảng thời gian, thường là khoảng 12 - 24 tháng.
Nếu bé được 1 tuần tuổi và đo được kích thước của vòng đầu 32cm là tình trạng bình thường. Thế nhưng, nếu bác sĩ đánh giá bệnh có phát triển nghiêm trọng hơn sau các lần tái khám thì bé cần được phẫu thuật để cải thiện tình trạng.
Trẻ sơ sinh bị giãn não thất có thể tác động đến sự phát triển sau này
Đối với trẻ sơ sinh, chứng giãn não thất được xem là khá nguy hiểm. Nổi bật nhất là tình trạng hộp sọ ngày càng phát triển to hơn. Dấu hiệu nhận biết là vùng thóp trước cùng với các đường khớp bị giãn rộng hơn. Ngoài ra, những đường tĩnh mạch ở trên trán sẽ nổi lên như các gân xanh. Những bé mắc phải căn bệnh này thì sự phát triển của trí tuệ thường bị ảnh hưởng.
2. Những nguyên nhân gây nên chứng giãn não thất là gì?
Trường hợp thai nhi và bé sơ sinh bị chứng giãn não thất từ 10mm trở lên thường do một vài nguyên nhân bẩm sinh như sau:
-
Tắc cống não hoặc vùng tĩnh mạch chủ trên.
-
Tĩnh mạch Galen có dấu hiệu bất thường.
-
Xuất huyết não thất.
-
Dị tật Dandy - Walker hoặc Chiari.
-
Bị nhiễm trùng ngay từ khi còn ở trong tử cung của người mẹ (TORCH).
Bên cạnh đó, một vài những nguyên nhân khác cũng khiến cho trẻ bị giãn não thất điển hình như:
-
Nhiễm trùng: Bị viêm màng não mủ, bệnh lao hoặc nang ký sinh trùng.
-
Xuất huyết: Có thể là xuất huyết não thất hoặc xuất huyết ở vùng dưới màng nhện.
-
U não.
-
Chứng dị dạng tĩnh mạch Galen (đây là một loại bệnh lý khá hiếm).
-
Chấn thương ở vùng đầu.
-
Do các tác động của ca phẫu thuật thần kinh gây nên tình trạng chảy máu vào trong hệ thống não thất.
Nhiều loại bệnh lý có thể là nguyên nhân của bệnh giãn não thất
3. Những triệu chứng nguy hiểm của bệnh
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà triệu chứng của bệnh giãn não thất cũng sẽ khác biệt. Dưới đây là một vài triệu chứng nguy hiểm của bệnh:
3.1. Em bé sinh non và trẻ nhỏ
Với những trường hợp sinh non thì nguy cơ mắc bệnh có thể được phát hiện thông qua kích thước bất thường của vòng đầu. Nếu bé bị tăng áp lực nội sọ thì có thể xuất hiện một vài dấu hiệu cụ thể như sau:
-
Thóp bị phồng.
-
Tĩnh mạch da đầu và khớp sọ bị giãn.
-
Tim có thể đập chậm hơn và có khoảng bị ngưng thở.
-
Dây thần kinh vận nhãn bị tê liệt làm cho ánh mắt luôn hướng xuống phía dưới (tình trạng này khá ít gặp).
Thóp bị phồng là một triệu chứng nhận biết ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ nhỏ còn thóp thì bên cạnh các triệu chứng điển hình về tĩnh mạch da đầu, tim hoặc thị giác thì còn có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu sau đây:
-
Kích thước đầu to và phát triển với tốc độ nhanh chóng (lớn hơn cả khuôn mặt).
-
Thóp bị căng phồng và các đường khớp sọ bị rộng.
-
Bé thường quấy khóc hơn, dễ bị kích thích và thường xuyên nôn ói.
-
Bé có thể gặp khó khăn đối với các hoạt động như giữ hoặc xoay đầu.
3.2. Trẻ lớn
Đối với những em bé lớn hơn khi bị não úng thủy cấp tính sẽ có một vài biểu hiện như sau:
-
Những cơn đau đầu âm ỉ và có dấu hiệu tăng dần khi thức dậy. Cơn đau có thể giảm dần sau khi nôn ói.
-
Nôn vọt ra thành vòi.
-
Thay đổi các tri giác.
-
Tình trạng song thị (nhìn 1 thành 2).
-
Mờ mắt hoặc bị phù gai thị nguyên nhân là do dây thần kinh vận nhãn số VI bị tê liệt.
Bệnh có thể khiến các bé lớn hơn bị đau đầu âm ỉ
Một vài triệu chứng điển hình của bệnh mạn tính ví dụ như:
-
Kích thước đầu to bất thường, bên cạnh đó, chu vi vòng đầu > bách phân vị 90.
-
Thất điều, bị mất kiểm soát những cơ vận động tự chủ.
-
Bị rối loạn khả năng phát triển tâm thần.
4. Những biến chứng phẫu thuật để lại
Cho đến nay, vẫn chưa có một giải pháp điều trị nào hợp lý đối với bệnh giãn não thất. Vì vậy, việc phẫu thuật sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất, nhưng vẫn tồn tại một số nguy cơ điển hình. Với hệ thống shunt được sử dụng, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro như sau:
-
Dây van dẫn lưu bị tình trạng tắc nghẽn cơ học, bị đứt hoặc có thể là đầu shunt lạc chỗ. Bệnh nhân có dị ứng với những vật liệu của shunt.
-
Dẫn lưu quá mức cho phép hoặc rò dịch não tủy.
-
Tụ máu ở phía dưới của màng màng cứng.
-
Động kinh.
-
Mắc hội chứng não thất có hình khe.
-
Hiện tượng giả nang ở vùng đầu shunt trong phúc mạc.
-
Di căn các tế bào ung thư u não, lây lan đến các bộ phận khác ở bên trong cơ thể.
Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm
Với những trường hợp phẫu thuật nội soi thì nguy cơ để lại các triệu chứng có thể là:
-
Nhiễm trùng ở vết mổ.
-
Viêm màng não.
-
Mất trí nhớ tạm thời.
-
Chấn thương ở vùng hạ đồi.
-
Liệt dây thần kinh vận nhãn.
-
Tổn thương ở các mạch máu não.
Nhìn chung, bệnh giãn não thất khá là nguy hiểm và có thể xuất hiện ở cả thai nhi lẫn trẻ nhỏ. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một giải pháp nào có thể can thiệp đối với thai nhi còn trong bụng mẹ. Vậy nên, các mẹ bầu cần phải tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện ra được những điểm bất thường của thai.
Mẹ bầu nên tìm đến những địa chỉ y tế uy tín và chất lượng để thăm khám định kỳ. Hiện tại, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là một trong những địa chỉ chăm sóc sức khỏe thai kỳ được nhiều thai phụ tin tưởng và lựa chọn. MEDLATEC với gần 30 năm hoạt động, quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi đầu ngành.
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ và hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đảm bảo hỗ trợ quá trình xét nghiệm, chẩn đoán và thăm khám chính xác nhất; mang đến sự yên tâm cho các khách hàng. Để đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.