Những lưu ý về bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh | Medlatec

Những lưu ý về bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như tăng áp lực động mạch phổi, xẹp phổi hay xơ phổi hoặc dẫn tới nhiễm trùng phổi, gây nguy cơ tử vong cao. Do đó, cha mẹ nên có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để biết cách chăm sóc phòng ngừa bệnh cho con và đưa con đi khám kịp thời khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bệnh.


19/08/2021 | Góc giải đáp: Tại sao bệnh viêm phổi ở trẻ dễ tái phát?
25/07/2021 | Bác sĩ tư vấn: viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
21/07/2021 | Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm phổi
14/05/2021 | Viêm phổi có thể tự khỏi được không và dấu hiệu nhận biết

1. Bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh là gì?

Căn bệnh viêm phổi mạn tínhtrẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh loạn sản phế quản phổi. Đây là hậu quả của việc thông khí áp lực cao cho trẻ, trong khi cấu trúc cũng như chức năng phổi của trẻ chưa được hoàn thiện. Khi mắc viêm phổi mạn tính, trẻ thường có nhu cầu oxy cao hơn bình thường, tăng thời gian thở máy và tăng áp lực động mạch phổi. 

Bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi

Bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như xơ phổi, xẹp phổi, nhiễm trùng phổi và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Tình trạng loạn sản phế quản phổi thường gặp ở những trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi, hay trẻ nhẹ cân (cân nặng chỉ dưới 1.500g). Bên cạnh đó, một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ có bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh hen, khi mang thai mẹ bị viêm màng ối, trẻ phải hồi sức tích cực sau sinh khiến cho cấu trúc phổi bị tổn thương, trẻ phải thông khí liên tục qua ống nội khí trong một thời gian dài,…

Những trẻ mắc bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như sau: Trẻ phụ thuộc oxy nhiều, trẻ có biểu hiện suy hô hấp như nhịp thở trên 60 lần/phút hoặc chỉ dưới 30 lần/phút, trẻ có hiện tượng co rút ngực, thở gắng sức, có hiện tượng phập phồng cánh mũi, xuất hiện những cơn ngừng thở khoảng 20 giây, chỉ số SpO2 dưới 85%,…

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm khí máu, chụp X-quang, hoặc có thể cho trẻ thực hiện siêu âm tim để loại trừ triệu chứng gặp phải là do tổn thương tim hoặc tình trạng còn ống động mạch. 

2. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh cho bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:

Hạn chế cho trẻ sử dụng oxy liều cao  

Hạn chế cho trẻ sử dụng oxy liều cao

2.1. Tiếp tục liệu pháp Oxy hay thở máy

- Bệnh nhi cần được hỗ trợ Oxy, NCPAP hay thở máy.

- Theo dõi khí máu cho trẻ, cần đảm bảo độ pH trong giới hạn từ 7.35 đến 7.45. Bên cạnh đó ,chỉ số PaO2 cần ở mức từ 55 đên 70 mmHg. 

- Chỉ số.

- Đảm bảo chỉ số SpO2 một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể cần đạt 90 - 95%.

2.2. Lưu ý về vấn đề dinh dưỡng

Bên cạnh những biện pháp điều trị bệnh kể trên, vấn đề dinh dưỡng của trẻ cũng rất quan trọng. Nếu đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, tình trạng bệnh của trẻ sẽ sớm được cải thiện. Cụ thể mẹ cần lưu ý những điều sau: 

+ Mẹ cần lên kế hoạch về chế độ ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của bé, phù hợp với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trung bình nhu cầu năng lượng của trẻ cần đạt khoảng 150 Kcal/kg/ngày và lượng axit amin cần đảm bảo đủ 3.5 đến  4g/kg/ngày. 

Lưu ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Lưu ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

+ Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi bảng chỉ số tiêu chuẩn về cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu của trẻ để nhận biết được sự phát triển của trẻ đã đạt mức yêu cầu hay chưa, hoặc có những vấn đề gì bất thường hay không. Mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh chế độ ăn cho con một cách hợp lý nhất. 

2.3. Sử dụng thuốc cho trẻ

Ngoài biện pháp oxy, biện pháp thở máy hay bổ sung dưỡng chất cho trẻ, các bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc cần thiết cho trẻ. Một trong những loại thuốc thường được sử dụng là thuốc lợi tiểu (Spironolactone, Thiazide, hay Furosemide), thuốc giãn phế quản (beta-agonists hay ipratropium bromide) và Corticosteroid (hydrocortisone hay dexamethasone),… và một số loại thuốc khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. 

Một lưu ý quan trọng là khi cho trẻ uống thuốc, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng. Không tự ý cho trẻ dừng thuốc hoặc tăng liều lượng thuốc. Việc cho trẻ uống thuốc sai cách có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. 

2.4. Các phương pháp điều trị viêm phổi mạn tính khác

Một số biện pháp khác có thể được áp dụng trong việc điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh là: 

- Áp dụng những cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

- Phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ, có thể sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh.

- Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. 

3. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa tình trạng viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh, cần lưu ý những điều sau: 

- Điều trị dự phòng corticosteroid nếu có thể dự đoán trước về khả năng sinh non. Tác dụng của Corticosteroid có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ bệnh, đồng thời giảm được nguy cơ thở máy.

Cho trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Cho trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

- Điều trị surfactant sớm cũng là một phương pháp giúp trẻ tránh phụ thuộc vào máy thở. Nếu có thể nên thoát máy thở sớm và thở CPAP sau khi thực hiện bơm surfactant cho trẻ. Đối với những trương hợp trẻ sơ sinh chào đời trước 28 tuần tuổi thì nên sử dụng surfactant ngay tại phòng sinh.

- Hạn chế cho trẻ sử dụng oxy liều cao và thở máy. 

- Đối với những trẻ sinh quá non nên hạn chế truyền dịch.

Nếu muốn biết thêm thông tin về tình trạng viêm phổi mạn tính ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp