Bệnh tan máu tự miễn - Căn bệnh nguy hiểm ít ai biết | Medlatec

Bệnh tan máu tự miễn - Căn bệnh nguy hiểm ít ai biết

Bệnh tan máu tự miễn là một căn bệnh về tuổi thọ của hồng cầu có liên quan đến cơ chế miễn dịch. Đây là một trong những căn bệnh không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe mà thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng. Tìm hiểu những thông tin cần thiết về tan máu tự miễn sẽ giúp ích cho bạn, từ đó đưa ra những biện pháp tự bảo vệ cơ thể, người thân trước căn bệnh này.


28/02/2023 | Xét nghiệm tan máu bẩm sinh ở đâu chính xác?
15/12/2021 | Tìm hiểu về bệnh tan máu bẩm sinh và xét nghiệm gen Thalassemia

1. Tổng quan về bệnh tan máu tự miễn 

Hồng cầu là một loại tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể. Đồng thời, hồng cầu cũng nhận CO2 từ các mô để đưa trở lại phổi. Đối với một cơ thể bình thường, hồng cầu có tuổi thọ từ 100 - 120 ngày. Trường hợp bệnh nhân bị tan máu tự miễn thì thời gian này sẽ bị rút ngắn, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. 

Định nghĩa bệnh tan máu tự miễn 

Bệnh tan máu tự miễn thường được định nghĩa là một dạng thiếu máu do các kháng thể bất thường của hệ thống miễn dịch chống lại kháng nguyên có trên hồng cầu khiến cho thời gian tồn tại của tế bào này bị rút ngắn. 

Tình trạng tan máu tự miễn có thể diễn ra chậm hoặc phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Những trường hợp tan máu tự miễn nặng, thời gian tồn tại của hồng cầu có thể chỉ được một ngày. 

Tan máu tự miễn xảy ra khi xuất hiện kháng thể bất thường chống hồng cầu

Tan máu tự miễn xảy ra khi xuất hiện kháng thể bất thường chống hồng cầu

Cơ chế tan máu tự miễn 

Đối với một cơ thể bình thường, tế bào bạch cầu thường được gắn với hồng cầu để đi khắp cơ thể, thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt tác nhân lạ. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị tan máu tự miễn thì quá trình này sẽ bị cản trở. 

Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến rối loạn hệ thống miễn dịch, tế bào bạch cầu lúc này sẽ nhận diện nhầm kháng nguyên của hồng cầu là vật thể lạ và tấn công, loại bỏ ra khỏi cơ thể. Từ đó, các tế bào hồng cầu sẽ bị phá hủy sớm hơn so với thời gian tồn tại bình thường. 

2. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến bệnh tan máu tự miễn 

Trong y khoa, bệnh tan máu tự miễn hình thành khi cơ thể xuất hiện các kháng thể chống hồng cầu. Tùy vào từng nguyên nhân hoặc cơ chế hoạt động của kháng thể mà chia tan máu tự miễn thành các loại khác nhau.

Phân loại

Dựa vào những kháng thể chống lại hồng cầu có thể chia tan máu tự miễn thành 2 loại: 

  • Tan máu tự miễn lạnh do nhóm kháng thể chống tế bào hồng cầu tồn tại ở nhiệt độ dưới 370C, thường có liên quan đến Agglutinin (lạnh) hoặc IgM. Các kháng thể này sẽ liên kết với hồng cầu khi máu tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong khoảng từ 0 - 40C. Trường hợp này thường chỉ chiếm từ 10 - 20% tổng số ca bệnh. 

  • Tan máu tự miễn lạnh do nhóm kháng thể chống tế bào hồng cầu có thể hoạt động được ở môi trường nhiệt độ phòng bình thường 370C. Nhóm này có liên quan đến kháng thể IgG. Trường hợp tan máu tự miễn nóng thường gặp hơn, chiếm từ 80 - 90% tổng số ca bệnh. 

Thời gian tồn tại của tế bào hồng cầu sẽ bị rút ngắn khi tan máu tự miễn xảy ra

Thời gian tồn tại của tế bào hồng cầu sẽ bị rút ngắn khi tan máu tự miễn xảy ra

Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân dẫn đến bệnh, các bác sĩ còn có thể chia tan máu tự miễn thành 2 dạng là nguyên phát và thứ phát. 

Nguyên nhân gây tan máu tự miễn là gì? 

Những nguyên nhân dẫn đến tan máu tự miễn mà bất kể ai cũng cần chú ý là: 

  • Trường hợp nhóm máu được truyền không tương thích với nhóm máu cơ thể sẽ gây tan máu miễn dịch. 

  • Hiện tượng trẻ sơ sinh có nhóm máu khác với mẹ, chẳng hạn con nhóm máu A mẹ nhóm máu O; con nhóm máu Rh (+), mẹ nhóm máu Rh (-).

  • Do truyền nhóm máu “O nguy hiểm”, do yếu tố anti A hoặc B hiệu giá cao bất thường. 

  • Do sự hình thành kháng thể bất thường truyền máu không đồng nhóm phụ, không đồng hệ thống kháng nguyên bạch cầu, tiêu cầu hoặc hệ Rh. 

  • Tiếp xúc lâu ngày với hóa chất độc hại. 

  • Sử dụng các loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc được bào chế từ động vật. 

  • Trường hợp tế bào Lympho T suy giảm chức năng dẫn đến tế bào Lympho B sản xuất kháng thể bất thường xảy ra khi cơ chế kháng nguyên bị che lấp hoặc phản ứng chéo. 

  • Một số loại virus có khả năng tấn công hệ miễn dịch dẫn đến rối loạn, tế bào lympho bị tổn thương và mất dần chức năng, đôi khi còn chuyển sang tế bào ác tính, sản sinh ra các kháng thể bất thường. 

Truyền máu không tương thích có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể

Truyền máu không tương thích có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể

3. Bệnh tan máu tự miễn nguy hiểm như thế nào và cách điều trị 

Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mức độ bệnh nặng hay nhẹ  và nguyên nhân gây tan máu tự miễn mà bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh tan máu tự miễn nguy hiểm như thế nào? 

Hầu hết những trường hợp tan máu tự miễn đều diễn ra âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng. Điều này gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán chính xác bệnh. Đa số những trường hợp được chẩn đoán tan máu tự miễn với các biểu hiện rõ ràng đều chuyển sang giai đoạn nặng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đối với các bệnh nhân bị tan máu tự miễn cấp tính do truyền không đúng nhóm máu có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. 

Ngoài ra, những trường hợp bệnh xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên thì sẽ gây nên những hậu quả xấu đến sức khỏe lâu dài. Chính vì vậy mà ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Phương pháp điều trị

Sau khi đã đưa ra chẩn đoán khẳng định về tình trạng tan máu tự miễn, các bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. 

  • Nhiều trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, vẫn phải có sự theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

  • Những bệnh nhân nặng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc, truyền máu hoặc phẫu thuật. 

Với những chia sẻ trên có thể thấy bệnh tan máu tự miễn không chỉ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nguy hiểm tính mạng. Nếu bạn đang có những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, da mặt xanh xao, tim đập nhanh, khó thở, vàng da, buồn nôn, tiêu chảy,... hãy tìm đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. 

Cần phải đi khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ bị tan máu tự miễn

Cần phải đi khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ bị tan máu tự miễn

Để được tư vấn thêm bệnh tan máu tự miễn hoặc các vấn đề sức khỏe khác, quý khách hàng có thể gọi đến số hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên kịp thời giải đáp mọi thắc mắc.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp