Viêm phế quản mạn tính không phải là căn bệnh hiếm gặp. Đây là căn bệnh về đường hô hấp được xem là nghiêm trọng thế nhưng có nhiều người vẫn chủ quan trước chúng. Nếu không điều trị sớm, căn bệnh này có thể dẫn đến 1 số biến chứng nguy hiểm hay gặp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp.
23/09/2020 | Một số biến chứng của bệnh viêm phế quản phổi bạn không nên chủ quan 10/09/2020 | Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm đến tính mạng không? 10/09/2020 | Người bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi? 24/08/2020 | Viêm phế quản phổi ở người lớn - Những điều cần biết
Phế quản có vai trò chủ yếu là cung cấp không khí cho phổi hoạt động. Khi phế quản bị viêm bệnh nhân thường có biểu ho, khạc đờm. viêm phế quản mạn tính do có thể do kích ứng (từ thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm,…), dị ứng (hen suyễn) hay nhiễm trùng (viêm phế quản cấp tính tái diễn nhiều lần). Viêm phế quản mạn tính này có khả năng biến chuyển sang phổi tắc nghẽn mạn tính.
Viêm phế quản mạn tính thường kéo dài lên đến nhiều năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe
Viêm phế quản mạn thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và có mức độ nghiêm trọng hơn viêm phế quản cấp tính. Bệnh nhân phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe thế nên khi thấy có dấu hiệu bất thường hãy đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. Tác nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính?
Thông thường, ngay từ giai đoạn viêm phế quản cấp tính bệnh nhân chủ quan không chữa trị khiến bệnh chuyển biến xấu và chuyển sang thời kỳ mạn tính. Ngoài ra, do không được điều trị triệt để hoặc tái phát nhiều lần ở giai đoạn cấp tính cũng là tác nhân khiến bệnh chuyển sang mạn tính.
2.1. Thói quen hút thuốc lá
Tác nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản chính là thói quen hút thuốc lá. Các thành phần độc hại trong khói thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phế quản và phổi.
Thành phần độc hại trong thuốc lá là tác nhân gây ra viêm phế quản mạn tính
Điều này áp dụng cả cho những người hút thuốc và những người thường xuyên hít phải khói thuốc. Chính vì thế thuốc lá cần hạn chế tối đa, nhất là phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi cần tránh xa khói thuốc lá.
2.2. Tiếp xúc môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm làm tăng rủi ro mắc bệnh. Những người làm việc ở mỏ than, công trình xây dựng,… phải tiếp xúc nhiều lần với khói bụi, hóa chất rất có hại cho sức khỏe.
Do tính chất đặc thù của công việc thế nên chúng ta cần phải chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Ví dụ như dùng đồ bảo hộ, mũ, khẩu trang,.... theo đúng quy định.
2.3. Hệ miễn dịch kém
Thực tế cho thấy rằng có nhiều bệnh nhân viêm phế quản cấp tính tái phát nhiều lần hoặc không chữa trị triệt để khiến bệnh tình tiến triển ngày càng phức tạp và chuyển sang mạn tính. Nguyên nhân do sức đề kháng kém, không đủ sức ứng phó trước các yếu tố gây bệnh.
Người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng kém nên có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính
Những người có hệ miễn dịch kém chính là trẻ em và người lớn tuổi, đây là nhóm đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
3. Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính
Một số dấu hiệu đặc trưng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế quản gồm có:
-
Ho mức độ nghiêm trọng và kéo dài.
-
Khạc đờm có màu trắng, vàng hay xanh lá, ngoài ra có thể kèm theo máu.
Bệnh nhân thường có dấu hiệu khạc đờm với màu vàng, trắng, xanh kèm theo máu
4. Viêm phế quản mạn tính nguy hiểm như thế nào?
Khi viêm phế quản ở thời kỳ mạn tính, bệnh nhân không được chủ quan xem thường, đặc biệt là những ai mắc bệnh ác tính. Theo đánh giá của y khoa thì đây là những bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp vô cùng nguy hiểm.
Thông thường, bệnh thường diễn ra khoảng từ 3 - 20 năm tùy theo cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh khác nhau. Bệnh nhân nên đi khám bệnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn biến chứng xảy ra như phổi tắc nghẽn mạn tính và suy hô hấp. Khi ấy, việc chữa trị dứt điểm sẽ phức tạp hơn do khả năng hô hấp của người bệnh suy giảm vì có quá nhiều đờm ở họng.
5. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh thì người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
-
Bệnh nhân rất nhạy cảm đối với khói bụi, ô nhiễm và những chất kích thích phổi vì vậy luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Đây là cách đơn giản bạn có thể làm để tự bảo vệ sức khỏe cho mình, không cho vi khuẩn và không khí ô nhiễm tấn công sức khỏe.
-
Tránh xa khói thuốc lá và các chất gây kích thích phổi. Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá cần phải thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là bỏ hẳn thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho mình và cả những người xung quanh.
Chế độ dinh dưỡng tác động đến sức khỏe của bệnh nhân và dưới đây là một số gợi ý giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh:
-
Tăng cường các khẩu phần có trái cây và rau xanh. Trong trái cây và rau xanh có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.
-
Ngoài ra hãy uống thật nhiều nước để làm giảm chất nhầy có trong cơ thể cũng như dễ dàng tống chúng ra ngoài hơn. Bệnh nhân viêm phế quản thường có biểu hiện sốt khiến cơ thể bị mất nước vì vậy bổ sung nước cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tốt nhất là nên uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh hoặc quá nóng nếu không sẽ kích thích vùng bị sưng, viêm.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước ấm mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn
-
Sử dụng mật ong pha với nước ấm hoặc trà gừng hoặc nấu cùng trứng gà để sử dụng mỗi ngày. Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm tự nhiên hỗ trợ làm giảm sự kích thích từ chất nhầy, giúp bệnh nhân mau bình phục.
-
Súp gà, canh gà được cho rằng có khả năng giúp làm giảm triệu chứng đau họng, giảm đờm cũng như thông phế quản. Ngoài ra, đây là thức ăn dạng lỏng giúp bệnh nhân dễ ăn khi cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu.
Viêm phế quản mạn tính là căn bệnh nguy hiểm và không thể coi thường. Vì thế hãy điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn cấp tính và chủ động trong việc phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.