Trong quá trình nuôi dạy trẻ sẽ khó tránh khỏi những tình huống bất ngờ không thể lường trước được. Trong đó, tình trạng trẻ nuốt dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
21/04/2023 | Tìm hiểu các cách lấy dị vật trong họng an toàn 17/02/2023 | Dị vật vùng hàm mặt được xử lý như thế nào? 26/02/2022 | Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà cực dễ cực nhanh
1. Biểu hiện khi trẻ nuốt dị vật
Bất kể vật nào trong tầm mắt của trẻ đều có thể kích thích sự tò mò, ham muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh. Thông thường, trẻ tiếp xúc với các đồ vật qua việc nhìn, ngửi, chạm và nếm thử. Do vậy mà tình trạng trẻ nuốt dị vật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giai đoạn em bé từ 1 - 3 tuổi, chưa nhận biết mọi thứ xung quanh và đang trong quá trình mọc răng, ngứa lợi.
Bố mẹ cần thường xuyên để ý con để tránh bé nuốt nhầm dị vật
Triệu chứng
Những dị vật là ba mẹ cần chú ý như đồng xu, đồ chơi, cúc áo, hạt nhãn, hạt mận, dây thun, pin, đinh, vít, tăm, bông ngoáy tai,... Những dị vật này sau khi nuốt có thể mắc lại ở đường tiêu hóa hoặc rơi vào phổi gây ra những biểu hiện:
-
Bé ho khan, nước bọt tiết ra nhiều, đau mỗi khi nuốt, buồn nôn và nôn, nôn ra máu hoặc đại tiện có máu.
-
Trẻ có biểu hiện khó khăn mỗi khi ăn uống hoặc không thể ăn, uống được.
-
Trẻ thấy đau, tức ngực, khó thở, nóng rát vùng xương ức.
Biến chứng
Mức độ nặng nhẹ và biểu hiện khi trẻ nuốt dị vật còn tùy thuộc vào vị trí, hình dáng, kích thước và thành phần di vật.
-
Những trường hợp nặng hơn hoặc dị vật tồn tại quá lâu trong đường hô hấp có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp thậm chí là tử vong do ngạt.
-
Nếu dị vật đi vào đường tiêu hóa có thể gây ra những biến chứng nặng nề như xuất huyết, tạo ổ áp xe, gây tổn thương hoặc rách động mạch xung quanh thực quản,...
2. Cần làm gì khi trẻ nuốt dị vật?
Điều đầu tiên mà mà bố mẹ cần làm khi trẻ nuốt dị vật là giữ bình tĩnh sau đó tìm cách xử lý. Bất kể bố mẹ nào khi thấy con mình rơi vào tình trạng này cũng sẽ vô cùng lo lắng, tuy nhiên, bạn phải cố giữ bình tĩnh và nhanh chóng giúp con loại bỏ dị vật một cách an toàn. Nếu chẳng may bé nhà bạn vô tình nuốt phải dị vật thì cần làm những việc sau:
-
Trường hợp trẻ nuốt dị vật gây khó thở, ngứa họng và ho thì hãy khuyến khích bé cố gắng ho, khạc mạnh hơn để giải phóng vật đang nghẹn trong cuống họng. Lúc này cần có người bên cạnh bé để quan sát, nếu dị vật không ra được thì sử dụng phương án khác.
-
Trường hợp trẻ ho không có tác dụng thì bạn có thể để trẻ úp mặt vào lòng bạn hoặc nghiêng người trẻ về phía trước, vỗ nhẹ từ phía sau lưng.
-
Bố mẹ có thể đẩy bụng bé bằng cách xoay lưng bé lại với bạn, vòng tay trước ngực trẻ, nắm chặt tay, đặt ở vị trí giữa rốn và xương sườn trẻ, dùng lực kéo mạnh vào bụng và vuốt lên trên. Chú ý không nên dùng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương phần bụng của trẻ.
Bố mẹ có thể giúp con đẩy dị vật bằng các biện pháp vật lý
Những biện pháp vật lý thường tạo ra cơn ho nhân tạo, tăng áp lực trong lồng ngực, từ đó hỗ trợ trẻ tống được dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào áp dụng những biện pháp này cũng mang lại hiệu quả. Đặc biệt là những vật trẻ nuốt sắc nhọn, dễ gây tổn thương thì tốt nhất bạn nên mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
3. Một số lưu ý khi trẻ nuốt dị vật
Một số hành động của phụ huynh khi thấy trẻ nuốt đôi khi vô tình khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Đối với bố mẹ, ông bà, nếu chẳng may trẻ nuốt phải dị vật thì cần phải chú ý một số vấn đề sau:
-
Nếu trẻ nuốt phải một thứ gì đó và bị ngạt thở, bố mẹ tuyệt đối không dùng ngón tay chọc vào miệng bé để móc dị vật ra. Bạn nghĩ rằng cách này có thể giúp bé lấy dị vật ra nhưng đôi khi sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
-
Không cho trẻ nuốt cơm, chuối hoặc ăn uống bất cứ thứ gì để cố đẩy dị vật xuống dưới.
-
Khi trẻ có tình trạng ngạt do nuốt dị vật, bố mẹ cần phải luôn ở bên cạnh bé, quan sát các biểu hiện của con.
-
Nếu trong trường hợp sử dụng nhiều biện pháp vẫn không thể đẩy dị vật ra ngoài thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, tránh trường hợp để quá lâu có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho bé.
-
Ngay cả khi dị vật đã ra ngoài thì bạn vẫn không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đi kiểm tra để biết có bất kỳ tổn thương hay còn vật gì khác nữa hay không.
Không cố gắng cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì khi bị nuốt dị vật
4. Phòng ngừa tình trạng trẻ nuốt dị vật
Mặc dù không thể tránh được hoàn toàn tình trạng trẻ vô tình nuốt phải dị vật. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể hạn chế ở mức thấp nhất khả năng này trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Để tránh tình trạng trẻ nuốt dị vật, người nhà nên chú ý:
-
Để tất cả các đồ vật trẻ có thể nuốt ở xa tầm với của bé.
-
Tránh cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt lớn như nhãn, vải,...
-
Tập cho bé thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nói cười, đùa giỡn trong lúc ăn.
-
Không cho trẻ có quá nhiều thức ăn trong miệng cùng một lúc.
-
Quan sát mỗi khi trẻ chơi hay ăn uống.
Nếu trẻ nuốt dị vật sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không có người lớn bên cạnh. Chính vì vậy, bất kể khi nào, bạn cũng cần phải để mắt đến trẻ để đảm bảo có biện pháp xử lý kịp thời nếu trẻ nuốt nhầm dị vật. Cách tốt nhất khi trẻ nuốt phải vật lạ là nên cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và lấy dị vật ra ngoài.
Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sau khi nuốt phải dị vật
Mọi vấn đề cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia sẽ hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào về quá trình nuôi dậy trẻ và cách xử lý các tình huống bất ngờ có thể tác động xấu đến sức khỏe bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên của MEDLATEC hỗ trợ kịp thời.