Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau nhé.
24/08/2020 | Viêm phế quản: Các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và giải pháp 24/08/2020 | Viêm phế quản có nguy hiểm không, điều trị ở đâu hiệu quả?
1. Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản
Trước khi tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì thì bạn cần phải biết một số kiến thức cơ bản về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh.
Thế nào gọi là viêm phế quản?
Phế quản là một ống dẫn khí thuộc đường hô hấp dưới hô hấp dưới, ở vị trí đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Phế quản được chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn khí đến phổi. Viêm phế quản thức là khu vực niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm, dẫn đến các biểu hiện khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Tình trạng phế quản khi bị viêm
Phân loại
Dựa theo nguyên nhân của bệnh viêm phế quản, có thể phân thành 2 loại chính kèm theo các đối tượng người bệnh khác nhau.
- Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản cấp tính do sự tấn công của virus, bệnh xảy ra thường đi kèm với hiện tượng cảm lạnh. Các virus có thể có mặt trong không khí và tiếp xúc với cơ thể người do sự giao tiếp giữa mọi người với nhau. Ngoài ra, viêm phế quản cấp tính còn xảy ra do các tác nhân như: phế cầu khuẩn, liên khuẩn cầu, tụ khuẩn cầu, H.influenzae,…
Đối tượng thường bị viêm phế quản cấp tính chủ yếu là người có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ em ở mọi lứa tuổi thường dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phế quản
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị sưng viêm trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần không dứt điểm. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản mạn tính là do việc hút thuốc lá lâu ngày. Bên cạnh đó, còn do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói bụi ô nhiễm, khí độc hữu cơ, vô cơ, khói bụi công nghiệp,…
Đối tượng thường bị viêm phế quản mạn tính là người già và hơn 80% do khói thuốc lá. Tuy nhiên, nhiều người đang ở lứa tuổi trung niên nhưng hút thuốc lá từ trẻ và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng bị viêm phế quản mạn tính từ sớm.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của người bị viêm phế quản là: ho có đờm, thường xuyên khạc, nhổ đờm có màu vàng hoặc màu xanh lá cây, cảm thấy khó thở, tức ngực, sốt, ớn lạnh,… Khi gặp phải các biểu hiện trên rất có thể đã bị viêm phế quản, cần điều trị kịp thời.
2. Người bị viêm phế quản nên ăn gì để nhanh khỏi?
Để điều trị bệnh viêm phế quản, ngoài sử dụng các loại thuốc thì việc chăm sóc, quan tâm đến thực phẩm ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang băn khoăn viêm phế quản nên ăn gì có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt, có tác dụng trong điều trị viêm phế quản sau đây.
Trái cây và rau xanh
Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt và cần thiết cho sức khỏe. Các loại trái cây, rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa, các nhóm dưỡng chất, vitamin có lợi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là những chất quan trọng giúp hạn chế và cải thiện tình trạng bị viêm phế quản ở người lớn và cả trẻ em. Khi bị viêm phế quản nên ăn những loại trái cây đa màu sắc, các loại quả họ quýt như: cam, quýt, bưởi,… sẽ cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến các món từ súp lơ xanh, nho, táo, cà chua, ớt chuông, bí đỏ,… để cung cấp đa dạng nguồn vitamin cho cơ thể.
Trái cây và rau xanh là thực phẩm quan trọg nên ăn khi bị viêm phế quản
Các thực phẩm cay
Sự thật là các loại thực phẩm hay thức ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu,... rất tốt cho người đang bị bệnh viêm phế quản. Bởi lẽ, theo các chuyên gia thì các thực phẩm cay hay trong ớt cay có chứa capsaicin có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi để cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản.
Uống nhiều nước
Bạn luôn phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đang bị viêm phế quản. Bởi vì, nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong cơ thể và giúp bạn tống xuất chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi bị viêm phế quản bạn thường kèm theo triệu chứng như sốt vì vậy cơ thể thường bị mất nước nên việc bổ sung nước vô cùng quan trọng. Bạn nên uống nước ấm, không nên uống các loại nước lạnh hoặc quá nóng để tránh kích thích khu vực bị sưng, viêm.
Mật ong được xem là một vị thuốc quý từ xưa đến nay. Khi bị viêm phế quản bạn hãy sử dụng mật ong bằng nhiều cách như pha với nước chanh ấm, pha với trà gừng hay sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Trong mật ong, có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của các chất nhầy để cải thiện tình trạng bị viêm phế quản.
Mật ong có thể dùng chung với nước ấm, nước chanh ấm hay trà gừng và trứng gà có lợi cho người bị viêm phế quản
Súp gà, canh gà
Theo các nghiên cứu của Đại học Nebraska, họ đã công bố thí nghiệm của mình vào năm 2000 rằng súp gà có tác dụng trong việc hạn chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Điều này giúp cho các bệnh nhân bị viêm phế quản giảm cảm giác đau họng, giúp long đờm và thông phế quản. Bên cạnh đó, súp gà là món ăn lỏng có thể giúp người bệnh dễ hấp thu hơn khi đang mệt mỏi, khó chịu, bổ sung nước và các rau củ quả được nấu kèm bên trong món súp.
3. Khi bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm các thực phẩm cần tránh khi bị viêm phế quản, để có một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Tránh các loại thực phẩm ngọt, đồ uống có ga
Việc ăn các thực phẩm ngọt như: bánh mì, bánh ngọt,… và các đồ uống có gas sẽ làm lượng đường cao đặc biệt có chỉ số HFCS (high-fructose corn syrup) sẽ làm cho tình trạng viêm phế quản của bạn không được cải thiện mà còn gây tắc nghẽn, khó thở hơn.
Hạn chế các loại thịt
Theo nghiên cứu, các loại thịt được chế biến sẵn và thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu,…) nên hạn chế trong các món ăn dành cho người bị viêm phế quản. Bởi lẽ, nếu bổ sung các loại thịt này sẽ làm các triệu chứng của viêm phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin D từ các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá mòi,….
Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh và nghi ngờ bị viêm phế quản, ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời.
Nếu bạn đang băn khoăn, tìm địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bạn có thể thăm khám nếu như có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm phế quản tại chuyên khoa hô hấp của bệnh viện. Tại đây, ngoài việc thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp bạn về chế độ ăn để bạn nắm được viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì.
MEDLATEC - cơ sở uy tín khám và điều trị viêm phế quản
Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 565656, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.