Thuốc trị ho và những điều bạn cần biết | Medlatec

Thuốc trị ho và những điều bạn cần biết

Sự xuất hiện của những cơn ho dai dẳng không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở sinh hoạt hàng ngày khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng những thuốc trị ho được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về những tác dụng phụ của các loại thuốc trị ho.


14/11/2022 | Trị ho bằng thuốc long đờm có hiệu quả không? Cần lưu ý gì khi dùng?
18/10/2022 | Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì - cách xử lý
15/09/2022 | Ngứa cổ họng ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý gì?

1. Tìm hiểu chung về triệu chứng ho 

Khi các cơ quan trong hệ hô hấp bị các tác nhân như nhiễm trùng, chất khí, chất tiết, bụi hay khói thuốc,... xâm nhập và kích thích thì sẽ tạo nên phản ứng ho. 

Ho không phải là một dạng bệnh lý mà là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa hay tim mạch. Có 2 dạng ho như sau:

  • Ho cấp tính: ho xảy ra dưới 3 tuần và thường  đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém do khó nuốt thức ăn, sụt cân;

  • Viêm họng, sổ mũi, thở khò khè;

  • Cảm giác ớn lạnh, sốt.

  • Ho mạn tính: một đợt ho có thể kéo dài hơn 4 tuần ở trẻ em và 8 tuần ở người lớn, kèm theo đó là  một số biểu hiện như:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi;

  • Khàn tiếng, đau họng;

  • Khó thở, thở khò khè;

  • Ho ra máu, ho có đờm;

  • Ợ chua, ợ nóng.

Ho là triệu chứng cảnh báo có thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó

Ho là triệu chứng cảnh báo có thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó

2. Nguyên nhân nào dẫn đến những cơn ho dai dẳng?

Trước khi tìm hiểu biện pháp điều trị ho thì cần phải hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì mới có thể lựa chọn được phương án khắc phục phù hợp, tối ưu nhất. Sau đây là một số nguyên nhân được cho là căn nguyên gây ra các cơn ho cấp tính và mạn tính:

Nguyên nhân ho cấp tính:

  • Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng: thường sẽ là do người  bệnh hít phải những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng,... Từ đó gây ra hàng loạt các phản ứng như ngứa mắt, cảm lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi,...;

  • Nhiễm phải virus gây bệnh nhiễm trùng cổ họng:  viêm họng, viêm thanh quản, cảm lạnh thông thường,... cũng có thể dẫn đến ho;

  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản với biểu hiện điển hình là sốt và ho;

  • Tiếp xúc nhiều với khói: khói từ nhà máy, khói bếp, khói thuốc lá, khói từ đám cháy,... đều là những yếu tố tác động đến đường thở;

  • Bị xẹp phổi (tràn khí màng phổi): thường xảy ra  ở những bệnh nhân nghiện thuốc lá lâu năm kèm theo những triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực, ho khan,...;

  • Thuyên tắc phổi: là hiện tượng huyết khối (cục máu đông) xuất hiện trong lòng tĩnh mạch và di chuyển đến phổi. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm vì nó có thể khiến người bệnh bị ho ra máu, khó thở hay thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời;

  • Suy tim: bệnh lý này ở tim sẽ làm tích tụ dịch trong phổi, người bệnh suy tim thường có dấu hiệu ho, khó thở;

  • Trào ngược dạ dày thực quản: dịch vị từ dạ dày khi bị trào ngược lên thực quản sẽ kích thích niêm mạc ở bộ phận này và dẫn đến phản ứng ho.

Nguyên nhân ho mạn tính:

  • Do bệnh hen suyễn: một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là ho;

  • Trào ngược dạ dày thực quản: khi tình trạng này xảy ra lâu ngày và không được điều trị tích cực sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị tổn thương bởi axit dạ dày, triệu chứng ho vì thế sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và trở thành ho mạn tính;

  • Hội chứng ho đường hô hấp trên (UACS): hội chứng này là hệ quả của việc các khoang xoang tiết ra quá nhiều dịch nhầy gây  nghẹt mũi, khi chất nhầy chảy xuống họng sẽ dẫn đến phản ứng ho;

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản mạn  tính có biểu hiện đặc trưng là các cơn ho dai dẳng kéo dài;

  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc huyết áp: trong thành phần của những loại thuốc này có chứa dược chất kích  thích phản ứng ho ở nhiều bệnh nhân;

  • Ung thư phổi: đa phần đây thường là hệ quả của thói quen hút thuốc lá lâu năm với dấu hiệu là khó thở kèm ho ra máu.

Thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi có thể gây ho

Thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi có thể gây ho

Thông thường những cơn ho xuất hiện sau khi bệnh nhân đã khỏi cảm lạnh hay cảm cúm thì thường không đáng lo. Tuy nhiên nếu ho ra máu, ho có đờm lâu ngày không khỏi thì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, lao phổi hay viêm phế quản,... Do đó bạn nên đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

3. Tác dụng của các loại thuốc ho 

Công dụng chính của các loại thuốc ho là giúp ức chế và giảm thiểu các cơn ho khan, ho có đờm quấy rầy người bệnh. 

3.1. Các loại thuốc trị ho

  • Thuốc kháng histamin: tác dụng chính là ức chế hoạt động của histamin do cơ thể tiết ra để giảm triệu chứng dị ứng, hạn chế chất  nhầy và giảm phù nề. Một số loại thuốc kháng histamin thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Diphenhydramine, Brompheniramine, Doxylamine, Triprolidine;

  • Thuốc long đờm: giúp tống dịch nhầy ra ngoài, gồm các thuốc như Guaifenesin hoặc Ipecacuanha;

  • Thuốc giảm ho: công dụng chính là ức chế phản xạ ho, có 2 thuốc điển hình cần phải kể đến là Dextromethorphan hoặc Pholcodine;

  • Thuốc chống phù nề:  làm co mạch máu ở mũi và phổi, giảm bớt tình trạng phù nề, một số loại thuốc trong nhóm này đó là Phenylephrine, Xylometazoline, Oxymetazoline, Ephedrine,... 

  • Các loại thuốc khác: ibuprofen, paracetamol,...

3.2. Những vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc trị ho

Thuốc trị ho có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi;

  • Chóng mặt, buồn nôn;

  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón;

  • Nổi mề đay, mặt đỏ bừng;

  • Ức chế hệ thần kinh trung ương;

  • Tim đập nhanh;

  • Suy hô hấp. 

Không dùng thuốc đối với những người:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc;

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi;

  • Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc tràn khí màng phổi (bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng đối với các trường hợp này);

  • Người đang phải dùng các thuốc như Monoaminoxydase không được dùng thuốc trị ho vì có thể xảy ra tương tác thuốc gây biến chứng tăng huyết áp, chóng mặt, sốt cao, chảy máu não, nguy hiểm nhất là tử vong;

  • Thận trọng với những bệnh nhân đang bị suy hô hấp.

Cần thận trọng khi dùng các thuốc trị ho

Cần thận trọng khi dùng các thuốc trị ho

Nhìn chung các thuốc trị ho chỉ nên dùng ít ngày khi biểu hiện còn ở mức độ nhẹ. Nếu bạn bị ho lâu ngày và không đáp ứng thuốc, kèm theo đó là một số triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và  lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. 

Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một lựa chọn phù hợp nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi khám tại  địa chỉ nào. Các y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc hiện đại của Chuyên khoa sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp mà bạn có thể đang mắc phải. 

Bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn đặt lịch ngay hôm nay.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp