Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện? | Medlatec

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?


24/02/2023 | Xét nghiệm thiếu máu ở đâu uy tín với mức giá hợp lý?
16/08/2022 | Thiếu máu não nên ăn gì - Đừng bỏ qua Top 8 thực phẩm sau!
16/08/2022 | Tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp cải thiện bệnh tốt nhất!

1. Tìm hiểu thiếu máu là gì? - Nguyên nhân   

Cơ thể có ba loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, hồng cầu có chứa huyết sắc tố Hemoglobin được sản xuất thường xuyên trong tủy xương nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến mô, cơ quan của cơ thể và CO2 theo chiều ngược lại. Vậy thiếu máu là gì và nguyên nhân do đâu? 

Thiếu máu 

Thiếu máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu khỏe để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc giảm số lượng huyết sắc tố hay hemoglobin là yếu tố quan trọng khiến các tế bào hồng cầu không thể tổng hợp hoàn thiện gây thiếu máu. 

Để chẩn đoán thiếu máu thì bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm, khi chỉ số hemoglobin trong máu giảm xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi, giới, điều kiện sống).

Thiếu hụt hồng cầu hay huyết sắc tố gây ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan

Thiếu hụt hồng cầu hay huyết sắc tố gây ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan

Nguyên nhân 

Nguyên nhân khiến số lượng huyết sắc tố và hồng cầu suy giảm rất đa dạng, phổ biến nhất phải kể đến: 

  • Chảy máu số lượng lớn gây thiếu hụt do tai nạn, các bệnh lý đường tiêu hóa dẫn đến xuất huyết như loét dạ dày, tá tràng, trĩ, ung thư,...

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài gây xuất huyết đường tiêu hóa. 

  • Mất máu do rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. 

  • Tế bào hồng cầu bị phá hủy do bệnh lupus ban đỏ hệ thống, sốc nhiễm trùng, các bệnh lý huyết học bẩm sinh như thalassemia, hồng cầu lưỡi liềm,...

  • Người bị lách to sẽ khiến các tế bào hồng cầu mỏng dễ vỡ. 

  • Chất độc hại tích tụ trong máu do tiếp xúc hóa chất trong thời gian dài, nọc độc rắn hoặc bệnh lý gan, thận. 

  • Tăng huyết áp, ung thư, rối loạn đông máu, ghép mạch,... cũng có thể gây ra tình trạng phá hủy hồng cầu. 

  • Tế hồng hồng cầu bị khiếm khuyết hoặc giảm sản xuất trong trường hợp mắc bệnh lý tủy xương hoặc do thiếu yếu tố tạo máu, thiếu sắt, vitamin, acid folic, nhiễm độc chì hoặc thiếu hormone sản xuất hồng cầu,... 

Đối tượng nguy cơ 

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì các trường hợp như trẻ sinh non, trẻ đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính,... là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt và tế bào hồng cầu do nhu cầu của cơ thể tăng cao.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao thiếu sắt do nhu cầu cơ thể tăng cao

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao thiếu sắt do nhu cầu cơ thể tăng cao

2. Dấu hiệu nhận biết và tác hại của thiếu máu 

Triệu chứng của thiếu máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được thông qua một số triệu chứng điển hình. 

Dấu hiệu nhận biết 

Một số trường hợp, người thiếu hồng cầu, huyết sắc tố không có triệu chứng rõ ràng hoặc xuất hiện những dấu hiệu: 

  • Cơ thể xanh xao, sụt cân, mệt mỏi và đau đầu thường xuyên. 

  • Da và niêm mạc nhợt nhạt, biến sắc, xanh hoặc vàng.

  • Người bệnh dễ rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, đánh trống lồng ngực, rối loạn nhịp tim.  

  • Lòng bàn tay và chân lạnh. 

Hầu hết ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng do thiếu máu ở mức nhẹ nhưng thời gian kéo dài, nếu không được điều trị sẽ chuyến hướng nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm. 

Tác hại 

Sự thiếu hụt tế bào hồng cầu hay huyết sắc tố nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, kiểm soát đúng cách sẽ có thể hồi phục và cân bằng trở lại. Tuy nhiên, những trường hợp mất máu quá nghiêm trọng không có khả năng bù đắp hoặc nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý gây tác động đến hoạt động của các cơ quan thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tệ nhất là tử vong. 

Những triệu chứng của thiếu máu dù ở mức nhẹ thì vẫn đủ để khiến chất lượng cuộc sống người bệnh suy giảm. Với những trường hợp thiếu hay mất máu nặng có thể biến chứng nguy hiểm như: 

  • Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chịu ảnh hưởng, người bệnh thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi hay ngất xỉu đột ngột, sa sút tinh thần.

  • Suy tim, suy hô hấp nếu thiếu hụt hồng cầu hay huyết sắc tố kéo dài. 

  • Nguy cơ sinh non hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé nếu mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ mang thai. 

  • Mất một lượng máu quá lớn trong thời gian ngắn không thể bổ sung kịp có thể gây tử vong. 

Thiếu hay mất máu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Thiếu hay mất máu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

3. Thiếu máu nên ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung sắt rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng để cải thiện sức khỏe và tình trạng thiếu hay mất máu. Nhiều bệnh nhân thiếu một lượng máu ít có thể không cần can thiệp mà thay vào đó là thay đổi chế độ ăn để cải thiện. Vậy bệnh nhân bị thiếu máu nên ăn gì? 

  • Thịt bò là cái tên đứng đầu danh sách về chế độ ăn bổ sung sắt. Ngoài ra, thịt bò có hàm lượng protein, selen, kẽm cao cùng một số loại vitamin, sẽ giúp cơ thể sớm hồi phục sức khỏe. 

  • Cá biển có chứa nhiều sắt đồng thời hàm lượng omega-3 cao, rất tốt với người bị thiếu sắt hay tế bào hồng cầu, hỗ trợ hoạt động tim mạch và não bộ, tăng sức đề kháng. 

  • Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt dồi dào, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C tốt cho cơ thể.

  • Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác có thể thêm vào khẩu phần ăn để bổ sung sắt là thịt gà, rau màu xanh đậm, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt như hạt bí, hạt chia, óc chó, hạnh nhân, chà là,... 

Với những thông tin về tình trạng thiếu máu trên hy vọng đã giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ thiếu sắt, huyết sắc tố hay hồng cầu thì tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu sắt với người bị thiếu máu

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu sắt với người bị thiếu máu

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín mà bạn có thể lựa chọn để kiểm tra sức khỏe. Không chỉ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn, MEDLATEC còn là đơn vị đi đầu trong dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. 

Để liên hệ đặt lịch khám hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp