Thế nào là bệnh tan máu tự miễn? Bệnh có nguy hiểm không? | Medlatec

Thế nào là bệnh tan máu tự miễn? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh tan máu tự miễn xảy ra khi tuổi thọ của hồng cầu bị rút ngắn. Vì thế căn bệnh này có thể hiểu là một dạng thiếu máu. Vậy thế nào là bệnh tan máu tự miễn? Bệnh có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.


03/06/2021 | Những thông tin hữu ích về bệnh tan máu tự miễn

1. Thế nào là bệnh tan máu tự miễn?

1.1. Bệnh tan máu tự miễn là gì?

Các tế bào hồng cầu trong máu có một nhiệm vụ rất quan trọng là vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Trung bình, mỗi tế bào hồng cầu có thể sống trong cơ thể khoảng 100 đến 120 ngày. Sau khi những hồng cầu già, yếu này chết đi, cơ thể sẽ sản sinh ra những hồng cầu mới để thay thế những hồng cầu đã chết, tiếp tục thực hiện vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 

Thế nào là bệnh tan máu tự miễn

Bệnh tan máu tự miễn khiến hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ sớm hơn bình thường

Tuy nhiên, ở những trường hợp mắc bệnh tan máu tự miễn thì những hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ sớm hơn bình thường. Thậm chí đối với những trường hợp bệnh nặng, hồng cầu có thể chỉ sống trong vòng một vài ngày. Vì thế, bệnh tan máu tự miễn có thể hiểu là một loại bệnh thiếu máu. Tùy từng trường hợp mà quá trình tiến triển của bệnh sẽ khác nhau, có người tiến triển chậm nhưng có những bệnh nhân, bệnh phát triển nhanh chóng gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh. 

1.2. Cơ chế gây bệnh tan máu tự miễn

Cơ chế của bệnh tan máu tự miễn xảy ra như sau: 

Trước hết, chúng ta cần biết rằng, trong tế bào máu có 3 thành phần chính đó là tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và tế bào tiểu cầu. Trong đó, chức năng của bạch cầu là chống lại nhiễm trùng, chức năng của tiểu cầu là làm đông máu và ngăn chặn tình trạng chảy máu kéo dài, còn chức năng hồng cầu là vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. 

Những tế bào bạch cầu sẽ được gắn lên tế bào hồng cầu và cũng di chuyển khắp cơ thể để tiêu diệt những loại vi trùng hoặc một số thành phần lạ cần được loại bỏ ra khỏi cơ thể. 

Nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh tan máu tự miễn, quá trình này không được thực hiện trơn tru như vậy. Nguyên nhân là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch đã khiến tế bào bạch cầu nhận diện nhầm hồng cầu chính là những thành phần lạ và cần được tiêu diệt để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng vỡ hồng cầu. Có 2 loại vỡ hồng cầu là vỡ hồng cầu nội mạch và vỡ hồng cầu ngoại mạch. Điều này khiến hồng cầu bị vỡ, bị phá hủy sớm hơn bình thường và được gọi là bệnh tan máu tự miễn hay cũng có thể hiểu là một tình trạng thiếu máu. 

2. Nguyên nhân gây tan máu tự miễn

Bệnh tan máu tự miễn có thể do những nguyên nhân dưới đây:

2.1. Miễn dịch đồng loại 

Thường gặp ở một số trường hợp sau: 

  • Bệnh nhân được thực hiện truyền máu, tuy nhiên nhóm máu được truyền lại không đúng, không tương thích với nhóm máu của cơ thể người bệnh. 

  • Các trường hợp trẻ sơ sinh bị bất đồng nhóm máu hệ Rh cùng với mẹ, chẳng hạn nhóm máu của mẹ là Rh(-) nhưng nhóm máu của con là Rh(+). 

  • Những trường hợp bệnh nhân bị truyền nhóm máu “O nguy hiểm”, hoặc do yếu tố anti A, anti B xảy ra tình trạng tăng hiệu giá bất thường.

  • Do nhóm máu được truyền không đồng với nhóm máu phụ, không đồng nhóm hệ Rh hoặc không cùng hệ thống kháng nguyên bạch cầu. 

2.2. Miễn dịch khác loại 

Bệnh tan máu tự miễn cũng có thể do kích thích của một kháng nguyên mang cấu trúc hóa học tương đồng với kháng nguyên của nhóm hồng cầu, chẳng hạn như: 

  • Tiêm thuốc mang kháng nguyên chẳng hạn như tiêm vắc xin có chứa kháng độc tố. 

  • Dùng những loại thuốc điều trị được bào chế từ động vật .

  • Những tình nguyện viên thử nghiệm với chất chất Witebsky để điều chế huyết thanh mẫu.

2.3. Lympho T mất chức năng ức chế bình thường

Trong trường hợp tế bào Lympho T bị suy giảm chức năng ức chế thì tế bào Lympho B sẽ có thể sản xuất những kháng thể bất thường. Bao gồm các trường hợp sau: 

Tình trạng cơ chế kháng nguyên bị che lấp: Chủ yếu xảy ra trong thời kỳ phát triển của thai nhi. Nguyên nhân là do giai đoạn này một số cơ quan thiếu huyết quản nên sẽ bị cản trở khả năng tiếp xúc với Clon Lympho tương ứng.

Tế bào Lympho T bị suy giảm chức năng ức chế cũng dễ gây tình trạng tan máu tự miễn

Tế bào Lympho T bị suy giảm chức năng ức chế cũng dễ gây tình trạng tan máu tự miễn

Cơ chế phản ứng chéo: Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện kháng thể chống thận, chống tim. Trong khi đó Lympho T đặc hiệu cho kháng nguyên của liên cầu khuẩn này để thay chỗ của kháng nguyên tim, thận. Chính vì lý do đó lympho B sẽ có thẻ sản xuất ra những kháng thể bất thường. 

Do virus: Một số loại virus có thể tấn công khiến cho tế bào lympho bị tổn thương mất chức năng và cũng có nguy cơ chuyển hóa sang ác tính. Từ đó làm tăng nguy cơ sản xuất ra những kháng thể bất thường. 

3. Bệnh tan máu tự miễn có nguy hiểm không?

3.1. Triệu chứng bệnh tan máu tự miễn

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh tan máu tự miễn: 

Bệnh nhân sốt nhẹ, có biểu hiện mệt mỏi, khó tập trung, da mặt xanh xao, tim đập nhanh hoặc có thể xảy ra tình trạng khó thở, bệnh nhân bị choáng khi đứng lên, có thể buồn nôn và bị tiêu chảy, có hiện tượng vàng da,…

Bệnh tan máu tự miễn cấp tính có thể do truyền không đúng nhóm máu tương thích

Bệnh tan máu tự miễn cấp tính có thể do truyền không đúng nhóm máu tương thích

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên, cần đưa bệnh nhân đi khám để được kịp thời thăm khám và điều trị bệnh. 

3.2. Bệnh tan máu tự miễn có nguy hiểm không?

Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tan máu tự miễn đều là trường hợp mạn tính, bệnh tiến triển âm thầm và có những triệu chứng không rõ ràng. Đối với những bệnh nhân nặng, triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung, đặc biệt là chức năng tim và phổi. 

Phát hiện kịp thời và điều trị đúng lúc thì tiên lượng bệnh là khá tốt

Phát hiện kịp thời và điều trị đúng lúc thì tiên lượng bệnh là khá tốt

Đối với một số trường hợp bệnh tan máu tự miễn cấp tính do truyền không đúng nhóm máu tương thích,…. thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh là khá tốt, nhiều trường hợp chỉ mắc bệnh trong một thời gian. Nhưng nếu bị bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên thì có thể gây ra hậu quả sức khỏe lâu dài. Vì thế việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng lúc vẫn là yếu tố rất quan trọng. 

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là bệnh tan máu tự miễn. Nếu còn những thắc mắc khác cần được giải đáp, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp chi tiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp