Tình trạng suy giáp trong thời kỳ mang thai rất phổ biến. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó nhận biết, nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với trầm cảm. Vậy suy giáp thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi? Phương pháp điều trị bệnh là gì?
18/04/2022 | Áp dụng ngay thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ 15/11/2021 | Kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai 23/10/2021 | Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella với phụ nữ mang thai
1. Một số biểu hiện của bệnh suy giáp thai kỳ
Tuyến giáp rất quan trọng đối với sức khỏe. Vị trí của tuyến giáp là ở phía trước và dưới cổ, có hình dạng giống như cánh bướm. Vai trò của tuyến giáp đó là sử dụng năng lượng và điều hòa thân nhiệt cho cơ thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định.
Suy giáp thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá phổ biến
Hiện tượng suy giáp là khi nồng độ hormone trong tuyến giáp giảm đi và gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Lúc này, tuyến giáp sẽ không thể hoàn thành chức năng tổng hợp và giải phóng đủ hormone để giúp cơ thể hoạt động ổn định.
Phụ nữ bị viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn sẽ có nguy cơ suy giáp khi mang thai. Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng suy giáp khi mang thai là người đã từng phẫu thuật tuyến giáp, suy giáp sau khi dùng thuốc kháng giáp hay sau xạ trị, người mắc bệnh bướu cổ, mắc bệnh về tuyến yên, đã từng bị viêm tuyến giáp trong lần có thai trước,…
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh suy giáp thai kỳ:
- Da căng hơn, mặt có biểu hiện sưng phồng.
- Mạch chậm.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Mặt sưng phồng lên, da căng ra.
- Kém tập trung, hay quên.
- Chịu lạnh kém hơn bình thường.
- Tăng cân.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ TSH tăng và nồng độ FT4 giảm.
Những dấu hiệu của bệnh suy giáp trong thời kỳ mang thai thường không rõ ràng và hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác, đặc biệt là tình trạng trầm cảm. Do đó, mẹ bầu và gia đình không nên chủ quan mà cần đi khám sớm ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, để được xác định bệnh và chữa trị kịp thời.
2. Suy giáp thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Tình trạng suy giáp thai kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như sau:
Mẹ bầu bị suy giáp nặng sẽ luôn mệt mỏi, chậm chạp, nằm nhiều và thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Suy giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau yếu các cơ và thiếu máu, suy tim xung huyết. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như bất thường ở bánh nhau, tiền sản giật, chảy máu nhiều sau sinh,…
Suy giáp thai kỳ khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi
Thai nhi bắt đầu hình thành và hoạt động tuyến giáp từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ. Trước thời gian này, hoạt động của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến giáp của mẹ. Chính vì vậy, nếu mẹ bị suy giáp khi mang thai, thai nhi cũng có thể gặp phải những tác động nhất định:
+ Tăng nguy cơ sảy thai và tỷ lệ chết chu sinh.
+ Tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Trẻ sinh ra từ mẹ bị suy giáp thai kỳ có nguy cơ phát triển chậm
+ Đứa trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh giống mẹ.
+ Mẹ bị suy giáp thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến bánh nhau, vì thế, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị nhẹ cân.
+ Trẻ bị ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và sự phát triển trí tuệ.
3. Những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh suy giáp thai kỳ
Vì những triệu chứng của bệnh suy giáp thai kỳ thường không rõ ràng nên phương pháp nhanh chóng và chính xác để chẩn đoán bệnh chính là xét nghiệm, kiểm tra nồng độ TSH trong máu, xét nghiệm T4 và một số loại xét nghiệm cần thiết khác.
- Phương pháp điều trị bệnh:
+ Sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp để thay thế. Thông thường, đối với phụ nữ mang thai thì liều sử dụng sẽ cao hơn các đối tượng khác, thậm chí tăng gấp đôi.
+ Khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai, chị em cũng không nên chủ quan. Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tuyến giáp 6 đến 8 tuần/lần. Trong trường hợp điều chỉnh liều levothyroxine thì sau 4 tuần, mẹ bầu nên đi kiểm tra tuyến giáp. Sau sinh, liều levothyroxine nên được điều chỉnh về mức giống như trước khi mang thai càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu nên tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc
+ Trong quá trình sử dụng thuốc, các mẹ bầu cũng cần thận trọng và sử dụng đúng cách. Thông thường các mẹ bầu sẽ phải bổ sung vitamin, sắt và canxi nhưng đây chính là những yếu tố có thể làm giảm khả năng hấp thụ hormone tuyến giáp bằng đường tiêu hóa. Chính vì thế, nên uống các loại thuốc vào những thời điểm phù hợp, mỗi loại thuốc nên cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng.
- Phương pháp phòng ngừa bệnh
+ Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu iodine có thể kể đến như cá biển, sữa, trứng, những quả màu vàng, rau màu xanh đậm.
+ Nên để canh nguội mới cho muối để giữ được tối đa lượng I-ốt trong món ăn vì khi gặp nhiệt độ cao, I-ốt rất dễ bay hơi.
+ Nếu phát hiện bướu cổ từ tuổi vị thành niên, cần điều trị bệnh.
+Tất cả mẹ bầu nên sàng lọc bệnh suy giáp trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là những trường hợp có nguy cơ cao.
+ Trong trường hợp mắc bệnh, cần điều trị bệnh ổn định thì mới nên mang thai. Nếu đang điều trị bệnh lại có thai ngoài ý muốn thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh.
+Nên sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở trẻ, trong đó bao gồm bệnh lý tuyến giáp bẩm sinh. Từ đó, kịp thời điều trị cho trẻ và phòng tránh những nguy cơ sức khỏe lâu dài.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh suy giáp thai kỳ. Hi vọng qua những thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh.
Mọi thắc mắc và nhu cầu thăm khám bệnh, quý khách hàng có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.