Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ | Medlatec

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.


02/06/2023 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Khánh Hòa ở đâu tốt - độ chính xác cao?
22/05/2023 | Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Kiên Giang ở đâu?
28/04/2023 | Vì sao nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Đắk Lắk tại MEDLATEC?
01/06/2021 | Bác sĩ trả lời: đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

1. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai. 

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường có những biểu hiện không rõ ràng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bằng phương pháp xét nghiệm trong các buổi khám thai định kỳ. 

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, mẹ bầu có biểu hiện bất thường như sau: 

- Thường xuyên khát nước. 

- Đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, triệu chứng đi tiểu nhiều cũng có thể là do ở những tháng cuối, thai nhi phát triển mạnh gây áp lực bàng quang khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn. 

- Mẹ bầu thèm ăn nhiều hơn. 

- Vùng kín dễ nhiễm nấm, có cảm giác ngứa ngáy. 

- Những vết thương, vết trầy xước chậm lành hơn bình thường. 

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. 

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Khi bạn tiêu thụ thức ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để vận chuyển glucose vào tế bào và dùng nó để tạo năng lượng, phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Như vậy, chỉ số đường huyết khi đói và sau ăn sẽ luôn được điều hòa và ổn định. 

Ở cơ thể mẹ bầu, bánh nhau thường tăng sản xuất một số loại hormone khiến đường huyết tăng cao hơn bình thường. Nếu tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý lượng đường huyết này thì cơ thể mẹ bầu sẽ không xảy ra bất thường. Tuy nhiên, trong trường hợp, tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể mẹ bầu có sự đề kháng với insulin sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kể đến như: 

- Phụ nữ bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai. 

- Mẹ bầu đã từng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước. 

- Mẹ bầu đã từng sinh con hơn 4kg, đã từng bị thai lưu ở giai đoạn 3 tháng cuối, từng sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc đã từng mang thai có dị tật bẩm sinh

- Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh buồng trứng đa nang, có thể có đề kháng insulin. 

- Mẹ bầu có bệnh mạn tính, đặc biệt là những bệnh về tim mạch, tình trạng tăng huyết áp, tăng cholesterol máu,…

- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường. 

Các chuyên gia khuyên chị em nên chuẩn bị một thể trạng sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai, chẳng hạn như giảm cân về mức trung bình, nếu có bệnh mạn tính thì nên điều trị bệnh ổn định, duy trì chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập luyện hợp lý trước và trong khi mang thai. 

3. Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Nếu tình trạng đái tháo đường thai kỳ được kiểm soát tốt thì thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bao gồm:

Tăng nguy cơ sinh non nếu mắc tiểu đường thai kỳ

Tăng nguy cơ sinh non nếu mắc tiểu đường thai kỳ

- Tình trạng sinh non, thai dị tật, thai to, tăng trưởng kém, sảy thai, thai lưu,..

- Mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật và thường phải mổ lấy thai,…

- Trẻ sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị vàng da, hạ đường huyết, suy hô hấp sau sinh,…

- Cả mẹ và bé đều có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau sinh.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ

Để chẩn đoán thai kỳ trong thời gian mang thai, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:

Mẫu máu xét nghiệm sẽ được lấy 3 lần và ở 3 thời điểm khác nhau. Cụ thể: 

- Lần 1: Lấy máu khi đói (mẹ bầu đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng).

- Lần 2: Lấy máu ở thời điểm 1 tiếng sau khi mẹ bầu uống 75 gam glucose.

- Lần 3: Lấy máu ở thời điểm 2 tiếng sau khi mẹ bầu uống 75 gam glucose.

Kết quả được đánh giá là bình thường khi:

- Chỉ số đường huyết lúc đói là 92 mg/dL.

- Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là 180 mg/dL.

- Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là 153 mg/dL.

Nếu kết quả cao hơn mức bình thường nêu trên thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường. 

Thông thường, với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường cần được thực hiện ở lần khám thai đầu tiên. Nhưng với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ thì nên làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 24 đến 28. Lưu ý, mẹ bầu nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm. 

5. Phương pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ

Nếu mắc đái tháo đường trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần được điều trị sớm để ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. 

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống và tập luyện của mẹ bầu:

- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, bao gồm những bữa chính và bữa phụ. 

- Nên ăn đa dạng thực phẩm.

- Nên ưu tiên nhiều chất xơ và thực phẩm có chứa carbs như ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch,..

- Những bữa ăn nhẹ, mẹ bầu không nên lựa chọn bánh quy hay bánh ngọt mà nên lựa chọn các loại trái cây, sữa chua, rau củ. Lưu ý, khẩu phần ăn phù hợp, không nên ăn quá nhiều. 

- Hạn chế ăn chất béo, những thực phẩm nhiều dầu mỡ. 

- Tập thể dục nếu có sự cho phép của bác sĩ: Mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,…để góp phần kiểm soát đường huyết sau ăn.

Nếu chỉ số đường huyết của mẹ bầu vẫn cao, bác sĩ có thể tính đến phương pháp điều trị đái tháo đường cho mẹ bầu bằng thuốc tiêm insulin. 

Mẹ bầu có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC

Mẹ bầu có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mẹ bầu có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Ngoài dịch vụ thăm khám trực tiếp tại viện, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp mẹ bầu tiết kiệm thời gian và kiểm tra sức khỏe một cách dễ dàng hơn. 

Thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp