Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh | Medlatec

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá thường gặp và đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi bệnh nhân mắc bệnh hiện nay. Những ảnh hưởng do căn bệnh này gây ra có thể tác động đến vấn đề sức khỏe hay chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình, bạn đọc hãy tham khảo bài viết của MEDLATEC được chia sẻ ngay sau đây.


21/10/2022 | Viêm thần kinh tiền đình - Những kiến thức Y khoa cần biết
31/03/2022 | Rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến hiện nay
31/03/2022 | Bác sĩ Dinh dưỡng giải đáp chi tiết: rối loạn tiền đình ăn gì?

1. Rối loạn tiền đình là gì? 

Là một bộ phận thuộc hệ thần kinh trong cơ thể con người, phía sau ốc tai hai bên là vị trí của tiền đình. Nó thực hiện nhiệm vụ giữ trạng thái thăng bằng cho cơ thể trong các hoạt động cũng như phối hợp với các bộ phận cử động gồm đầu, mắt, thân mình,...

Rối loạn tiền đình là bệnh xảy ra khi xuất hiện sự rối loạn hoặc tắc nghẽn trong quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình. Lý do đến từ tổn thương của dây thần kinh số 8, động mạch nuôi dưỡng não hay khu vực tai trong và não.

Đây là nguyên nhân khiến cho hệ thống tiền đình không còn duy trì được khả năng giữ thăng bằng. Từ đó, làm người bệnh gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng, ù tai,... Tình trạng này xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo cảm giác khó chịu và tác động đến sức khỏe, cuộc sống hay năng suất làm việc của người bệnh.

Bệnh rối loạn tiền đình làm người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần

Bệnh rối loạn tiền đình làm người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần

Về phân loại, bệnh rối loạn tiền đình có hai loại bao gồm: rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên và rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương. 

2. Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình là gì? 

Rối loạn tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như sau: 

- Rối loạn tiền đình ngoại biên:

Do các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết, viêm gây thần kinh tiền đình, chấn thương vùng tai trong, dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, hay say tàu xe,...

- Rối loạn tiền đình trung ương:

Có nguyên do từ các bệnh lý, ví dụ như hạ huyết áp tư thế, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, giang mai thần kinh,...

Đi kèm với đó, các yếu tố khác cũng làm nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình tăng lên, chẳng hạn như: tuổi tác hoặc tiền sử bị chóng mặt. Cụ thể, người cao tuổi, độ tuổi trên 40 có nguy cơ cao đối diện với căn bệnh này hơn người trẻ. Bên cạnh đó, ở những đối tượng từng bị chóng mặt thì cũng có nhiều khả năng trong tương lai sẽ bị đối diện với tình trạng hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng, nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình tăng lên. 

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình hơn người trẻ

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình hơn người trẻ

3. Bệnh rối loạn tiền đình có những triệu chứng nào? 

Dưới đây là một số triệu chứng mà người bị rối loạn tiền đình có thể gặp phải. 

  • Bị chóng mặt, quay cuồng.

  • Cảm giác chao đảo, choáng váng, mất thăng bằng, gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, hoặc khi đi lại, đi không vững và dễ bị ngã.

  • Mất ngủ, ngất xỉu hay mất ý thức. 

  • Thị giác bị ảnh hưởng, dễ bị hoa mắt, nhìn không rõ, mỏi mắt, khó khăn khi đi lại trong bóng tối.

  • Thính giác bị rối loạn, bị đau tai, ù tai, khả năng nghe kém, nhạy cảm với âm thanh lớn.

  • Lo lắng quá mức, dễ bị phân tâm và khó tập trung vào các việc như học tập hay công việc.

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hay cuộc sống thường ngày của người bệnh

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hay cuộc sống thường ngày của người bệnh

4. Những ảnh hưởng của bệnh rối loạn tiền đình và các phương pháp phòng tránh 

Về cơ bản, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh, trong đó có những điều sau đây: 

- Khó tập trung khi làm việc do bị rối loạn tiền đình làm giảm sút hiệu quả và năng suất công việc. 

Giảm hiệu quả, năng suất công việc khi khó tập trung vì bị bệnh rối loạn tiền đình

Giảm hiệu quả, năng suất công việc khi khó tập trung vì bị bệnh rối loạn tiền đình

- Khó khăn trong quá trình đi lại, cơ thể mệt mỏi, tác động đến những sinh hoạt thường ngày. Từ đó, có thể tạo cảm giác lười vận động, đồng thời dễ dẫn đến các bệnh lý khác.

- Có thể bị trầm cảm đến từ cảm giác tự ti, không thể vui vẻ thoải mái khi sinh hoạt như bình thường, chẳng hạn việc đi lại cũng có khả năng bị hạn chế do ảnh hưởng của bệnh. Trường hợp người bệnh cũng có thể dễ cảm thấy nóng giận, bực tức những người xung quanh họ. 

- Không chỉ vậy, nguy cơ biến chứng mất thính lực tăng lên. Đồng thời, một số người bị bệnh rối loạn tiền đình còn phải đối mặt nguy cơ đột quỵ. Bởi họ không được phát hiện và chữa trị theo phác đồ phù hợp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.

Trước những ảnh hưởng của căn bệnh rối loạn tiền đình đã được nêu ra, bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây để chủ động phòng tránh mắc phải căn bệnh này. 

- Không ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc trước máy tính.

- Không đọc sách báo hay dùng máy tính, điện thoại trong lúc đang di chuyển như khi ngồi trên xe ô tô.

- Cố gắng hạn chế bị căng thẳng, áp lực, lo lắng kéo dài.

- Khi đứng lên, ngồi xuống hoặc quay cổ quá nhanh và đột ngột. 

- Xây dựng và duy trì thực hiện một lối sống cùng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ngủ đúng giờ và đủ giấc, uống đủ nước mỗi ngày, tránh dùng cafein, chất kích thích.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tập các bài vận động cho vùng cổ, đầu, gáy. 

Bài viết trên đây đã chia sẻ các thông tin liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình bao gồm rối loạn tiền đình là gì, nguyên nhân, triệu chứng, những ảnh hưởng và các phương pháp phòng tránh căn bệnh này. Thông qua đó, bạn đọc có thể tham khảo để chủ động hơn trong việc phòng ngừa mắc bệnh, đảm bảo sức khỏe của bản thân cùng những người thân xung quanh mình.

Trong trường hợp vẫn còn những băn khoăn về bệnh rối loạn tiền đình cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ giải đáp. Bạn cũng có thể đặt lịch khám tại MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang gặp phải. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp